210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án. Nội dung câu hỏi bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, quản lý nhà nước về cạnh tranh... Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 tập đoàn không là hạn chế cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Tất cả các hành vi bán hàng dưới giá vốn đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
A. Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
B. Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp với giá cao.
C. Sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp sai mục đích.
D. Không đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
-
Câu 5:
Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với một thành viên Hội đồng cạnh tranh.
A. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tỉnh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính.
C. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm nghiệp vụ điều tra.
D. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-
Câu 7:
Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó:
A. phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
B. phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
C. phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
D. phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
-
Câu 9:
Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh giải quyết?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, tập trung kinh tế là gì?
A. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
B. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
C. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
D. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác.
-
Câu 11:
Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?
A. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
B. Khi doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
C. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
D. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
-
Câu 13:
Trong mọi trường hợp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ trước khi ra quyết định điều tra chính thức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là:
A. hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
B. tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó
C. tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh
D. hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở ,làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
-
Câu 15:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
A. áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
B. phân biệt đối xử của hiệp hội
C. bán hàng đa cấp bất chính
D. xâm phạm bí mật kinh doanh
-
Câu 16:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm có điều kiện (khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên)?
A. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
B. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
C. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
D. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
-
Câu 17:
Hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Đối với doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền, nhà nước sẽ kiểm soát bằng những biện pháp nào?
A. Quyết định giá mua, giá bán, số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
B. Quyết định số lượng sản phẩm, phạm vi thị trường của sản phẩm, từng thời gian quyết định giá mua, giá bán của sản phẩm.
C. Quyết định toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến thị trường.
D. Quyết định giá mua, giá bán của hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Câu 19:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trong tập trung kinh tế, mua lại doanh nghiệp là:
A. việc một hoặc một số doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
B. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất
C. việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
D. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
-
Câu 20:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, trong thị trường độc quyền, nhập thị trường tần tại ở mức độ nào?
A. Không có
B. Có nhưng không đáng kể
C. Rất lớn
D. Lớn
-
Câu 21:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế là:
A. trong thời hạn bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ
B. trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp nộp hồ sơ
C. trong thời hạn năm mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ
D. trong thời hạn sáu mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ
-
Câu 22:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, đâu là biện pháp khắc phục hậu quả?
A. tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
B. buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập , hợp nhất , buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua
C. thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
D. cảnh cáo, phạt tiền
-
Câu 23:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh được quy định như thế nào?
A. Hai năm, kể từ ngày người bị thiệt hại đưa đơn khiếu nại
B. Hai năm, kể từ ngày có hành hành vi phạm Luật Cạnh tranh
C. Hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
D. Hai năm, kể từ ngày hai bên tranh chấp không thỏa thuận được với nhau
-
Câu 24:
Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, yếu tố nào sau đây không phải là rào cản gia nhập thị trường.
A. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước
B. Cung và Cầu trên thị trường hàng hoá, dịch vụ
C. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu
D. Tập quán của người tiêu dùng