250+ Câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí
Với hơn 250+ câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hợp kim và kim loại, gang, thép, nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Mẫu và lõi trong khi làm khuôn đúc có nhiệm vụ:
A. Mẫu tạo hình dáng bên trong của vật đúc, lõi tạo hình dáng bên ngoài của vật đúc.
B. Mẫu tạo hình dáng bên ngoài vật đúc, lõi tạo hình dáng bên trong vật đúc.
C. Mẫu và lõi để dẫn kim loại lỏng vào khuôn đúc.
D. Mẫu và lõi để tạo đậu hơi và đậu ngót cho khuôn đúc
-
Câu 2:
Các nguyên tử sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian được gọi là gì?
A. Hình dáng mạng nguyên tử.
B. Cấu tạo mạng tinh thể.
C. Mạng tinh thể.
D. Ô cơ sở.
-
Câu 3:
Khuyết tật không được chấp nhận trong kiểm tra chất lượng mối hàn là:
A. Nứt
B. Rỗ khí.
C. Thiên tích
D. Co rút.
-
Câu 4:
\(F{e_\gamma }\) dạng mạng lập phương diện tâm có:
A. 12 nguyên tử
B. 16 nguyên tử
C. 14 nguyên tử
D. 18 nguyên tử
-
Câu 5:
Các chất dưới đây chất nào chịu nén lớn nhất:
A. Chất rắn tinh thể
B. Chất rắn vô định hình
C. Chất lỏng
D. Chất khí
-
Câu 6:
Nhiệt luyện thép là khâu gia công vật liệu thép bằng nhiệt nhằm:
A. Cải thiện tính công nghệ của thép
B. Tăng độ bền và độ cứng của thép
C. Tăng tính chống mài mòn cho thép
D. Cả ba câu trên đều đúng
-
Câu 7:
So với phương pháp cán nóng, phương pháp cán nguội có ưu điểm:
A. Năng suất cao hơn.
B. Cán được các chi tiết có biên dạng phức tạp hơn.
C. Độ bóng bề mặt và độ chính xác cao hơn.
D. Cán dễ dàng hơn.
-
Câu 8:
Gang là hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng C là:
A. < 2.14 %
B. 0.8 – 6.67%
C. 4.3 – 6.67%
D. 2.14 – 6.67%
-
Câu 9:
Để đúc các chi tiết đúc có kích thước lớn, người ta thường dùng phương pháp đúc:
A. Đúc trong khuôn kim loại
B. Đúc khuôn cát
C. Đúc ly tâm
D. Đúc áp lực
-
Câu 10:
Kim loại là những chất:
A. Có hệ số nhiệt độ của điện trở là dương
B. Có nhiệt độ nóng chảy cao và độ bền cao
C. Có cấu tạo tinh thể
D. Có tính dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
-
Câu 11:
Mác C45: là thép cácbon kết cấu chất lượng tốt, hàm lượng các bon có trong thép:
A. 0,45%
B. 0.42 – 0.49%
C. 0.25%
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 12:
Đặt tính dẻo, dai và rất dễ biến dạng là đặc tính của:
A. ferit
B. xêmemtit
C. austenit
D. peclit
-
Câu 13:
Dạng sai hỏng nào sau đây không khắc phục được?
A. Nứt
B. Thoát các bon
C. Thép quá giòn
D. Độ cứng không đạt
-
Câu 14:
Hợp kim cứng WCTiC15Co6 chứa:
A. 6% Co, 15% TaC, 79%WC
B. 6%Co, 15%C, 1%Ti, 1%C, 1%W
C. 6%Co, 15%C, 1%Ti, 1%C, 80%W
D. 6% Co, 15%TiC. 79%WC
-
Câu 15:
Thân và nắp hộp được đúc từ:
A. Thép hợp kim
B. Gang xám
C. Gang cầu
D. Gang dẻo
-
Câu 16:
Thép kết cấu, thép dụng cụ, thép đặc biệt được phân loại theo phương pháp nào?
A. Phương pháp khử oxy
B. Theo thành phần hoá học
C. Theo công dụng và mục đích sử dụng
D. Theo phương pháp luyện thép
-
Câu 17:
Cho mác vật liệu GX12-28, tìm phương án sai trong các phương án sau:
A. 28 là số chỉ giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm2]
B. 28 là số chỉ độ giãn dài tương đối
C. GX là ký hiệu gang xám
D. 12 là số chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm2]
-
Câu 18:
Nhiệt độ nóng chảy của đồng:
A. 1350oC
B. 1539oC
C. 1083oC
D. 911oC
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
B. Thép có khối lượng riêng khoảng 8,94g /cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 7,85g /cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
C. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 20:
Phôi thép có % C < 0.8 % nhiệt độ ủ xác định theo công thức:
A. t0ủ = Ac3 + (30 ÷ 50)0C
B. t0ủ = Ac1 + (30 ÷ 50)0C
C. t0ủ = Acm + (30 ÷ 50)0C
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Chọn vật liệu thích hợp làm chi tiết hình dạng phức tạp, thành mỏng?
A. GC60-2
B. GX36-56
C. GZ50-4
D. GC45-5
-
Câu 22:
Thép cacbon là gì?
A. Là hợp kim của sắt và cacbon
B. Là thép dùng để chế tạo dụng cụ cắt
C. Là thép làm nguội với tốc độ chậm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Kim cương là một dạng tồn tại của cacbon có cấu hình electron là:
A. 1s22s22p6
B. 1s22s2
C. 1s22s22p2
D. 1s22s22p63s2
-
Câu 24:
Thiên tích là:
A. Sự tích tụ không đồng đều của vật đúc khi kết tinh
B. Sự không đồng nhất về tổ chức của vật đúc khi kết tinh
C. Sự không đồng nhất về thành phần hóa học và tổ chức khi kết tinh
D. Sự đồng nhất về thành phần hóa học của vật đúc khi kết tinh
-
Câu 25:
Theo giản đồ trạng thái Fe-C thì hàm lượng nguyên tố nào quyết định nên thép.
A. Hàm lượng nguyên tố sắt
B. Hàm lượng nguyên tố C
C. Hàm lượng nguyên tố phụ gia
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 26:
Thép các bon( %C = 0,2), để gia công cắt gọt cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ đẳng nhiệt
B. Ủ hoàn toàn
C. Ủ không hoàn toàn
D. Thường hóa
-
Câu 27:
So sánh kích thước tới hạn để tạo mầm ký sinh & mầm tự sinh?
A. Bằng nhau
B. rth (tự sinh) lớn hơn
C. rth (ký sinh) lớn hơn
D. Tùy từng trường hợp
-
Câu 28:
Để dễ gia công áp lực thì kim loại cần có cơ tính nào cao:
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Độ dai
-
Câu 29:
Khuôn kéo được cấu tạo gồm 4 phần đó là những phần nào?
A. Phần vuốt nhỏ, phần làm trơn, phần vuốt nhẵn, phần thoát.
B. Phần vuốt thô, phần làm trơn, phần vuốt tinh, phần thoát.
C. Phần làm trơn, phần vuốt thẳng, phần vuốt nhỏ, phần thoát.
D. Phần vuốt nhỏ, phần vuốt tinh, phần làm trơn, phần thoát.
-
Câu 30:
Trong tiêu chuẩn GB thì sau mác thép dùng chữ F để thể hiện thép:
A. Thép sôi
B. Thép lặng
C. Thép nửa lặng
D. Thép chất lượng cao