268 câu trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính
Tổng hợp 268 câu trắc nghiệm "Ôn thi chuyên viên chính" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm có:
A. Nội dung văn bản phải có tính hợp pháp, hợp lý và khả thi
B. Văn bản phải được đăng trên Công báo
C. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra
D. Văn bản phải được lưu trữ
-
Câu 2:
Là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Nghị quyết, Thông báo
B. Nghị quyết, quyết định
C. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
D. Quyết định, chỉ thị
-
Câu 3:
Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi:
A. Hết thời hạn có hiệu lực quy định trong văn bản
B. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền
C. Văn bản bị chồng chéo
D. Văn bản ban hành đã quá lâu, đã lỗi thời
-
Câu 4:
Trong cơ cấu của Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
A. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị
B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị
D. Nền hành chính Nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
A. Quyết định bổ nhiệm sĩ quan trong Quân đội
B. Bản án của Hội đồng xét xử Tòa hành chính
C. Quyết định của Tổ chức xã hội
D. Chỉ thị, Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
-
Câu 6:
Hình thức hoạt động của Chính phủ là:
A. Tham gia thực hiện quá trình xét xử
B. Tổ chức mít tinh nhằm tuyên truyền những quyết định quan trọng
C. Tiếp nhận Quốc thư của các Đại sứ nước ngoài
D. Sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng
-
Câu 7:
Đạo đức nghề nghiệp là gì?
A. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực
B. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
C. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
D. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của cơ quan Nhà nước?
A. Tính không vụ lợi
B. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
C. Tính quyền lực Nhà nước
D. Tính dân chủ
-
Câu 9:
Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt (TM)?
A. Nghị quyết
B. Nghị định
C. Chỉ thị
D. Quy chế
-
Câu 10:
Theo hướng dẫn hiện hành của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, thẩm tra lý lịch người vào Đảng gồm?
A. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
B. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân
C. Thẩm tra người vào Đảng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, cô, gì chú bác bên nội và bên ngoại của người vào Đảng
D. Thẩm tra cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật
B. Nguyên tắc lập quy dưới Luật
C. Nguyên tắc đúng thẩm quyền, chỉ được phép thực hiện trong phạm vi công vụ (chỉ làm những gì pháp luật cho phép)
D. Nguyên tắc cân đối thu – chi trong hoạt động
-
Câu 12:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện là:
A. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp
B. Quyết định về tổ chức và biên chế của các cơ quan chính quyền địa phương
C. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
-
Câu 13:
Đặc điểm về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Đáp ứng các nhu cầu quản lý
B. Thể thức xây dựng văn bản và trình tự ban hành được pháp luật quy định cụ thể
C. Dễ thay đổi và nhiều phương án áp dụng
D. Chỉ áp dụng cho hệ thống hành pháp
-
Câu 14:
Chức năng nào dưới đây là chức năng của Quốc hội?
A. Tổ chức thực hiện thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
B. Chức năng đối nội, đối ngoại
C. Chức năng lập hiến, lập pháp
D. Tổ chức các kỳ họp Quốc hội
-
Câu 15:
Theo tính chất pháp lý, quyết định nào dưới đây không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
A. Quyết định chung ( Quyết định hành chính)
B. Quyết định quy phạm
C. Quyết định xét xử của toà án
D. Quyết định hành chính cá biệt
-
Câu 16:
Vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước được thể hiện ở khía cạnh sau đây:
A. Xác định thẩm quyền của cán bộ, công chức
B. Là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, là công cụ hữu hiệu để phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta
C. Phát triển nguồn lực trong sản xuất – kinh doanh
D. Làm cơ sở để hoạch định chính sách an ninh, quốc phòng
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm áp dụng pháp luật ở nước ta?
A. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức- quyền lực Nhà nước
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội
C. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án
D. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo
-
Câu 18:
Cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập:
A. Chính phủ
B. Nhà nước
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam
D. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước ta giai đoạn 2001 – 2010 về Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức?
A. Đối với công tác quản lý cán bộ
B. Cải cách tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ
C. Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới
D. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
-
Câu 20:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ( UBND) tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Bãi bỏ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện
B. Cách chức các Phó chủ tịch UBND tỉnh
C. Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Bãi bỏ văn bản sai trái của UBND huyện, của Chủ tịch UBND huyện
-
Câu 21:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội
B. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách
C. Tài trợ cho xã hội, cho dân tộc, cho tôn giáo, thống nhất quản lý công tác dân vận
D. Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh
-
Câu 22:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực
B. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng van bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
C. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo
D. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
-
Câu 23:
Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt ( TM) thủ trưởng cơ quan?
A. Nghị quyết
B. Nghị định
C. Chỉ thị
D. Quy chế
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta?
A. Tính hiện đại
B. Tính truyền thống
C. Tính nhân đạo
D. Tính hạch toán
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp cơ bản về công bằng xã hội trong chính sách xã hội?
A. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh
B. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế - văn hoá phát triển, xoá bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi
C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước
D. Xoá bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
A. Văn bản được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong
B. Nằm vững đường lối, chíh sách của Đảng trong xây dựg và ban hành văn bản
C. Văn bản được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan
D. Văn bản cần được lấy ý kiến rộng rãi toàn cơ quan
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản phải có tính khoa học
B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng
C. Văn bản phải được tuyên truyền phổ biến
D. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm
-
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây không phải chức năng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
A. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp
B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật
D. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước
-
Câu 29:
Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN là:
A. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân
B. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân
C. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
-
Câu 30:
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết
B. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
C. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
D. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở