385 Câu trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
tracnghiem.net chia sẻ hơn 385 câu trắc nghiệm ôn thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Hoạt động giáo dục trong trường tiểu học bao gồm:
A. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp
B. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
C. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
D. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp, ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống
-
Câu 2:
Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
A. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
B. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
D. Lập được kế hoạch dạy học
-
Câu 3:
Về giáo viên, một xã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1 khi có tỉ lệ giáo viên đủ chuẩn đào tạo là 80% và trên chuẩn là:
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 50%
-
Câu 4:
Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục?
A. Chính phủ
B. Nhà nước
C. Quốc hội
D. Bộ giáo dục và đào tạo
-
Câu 5:
Ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (nguyên tắc 3Đ) là:
A. Đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ
B. Đúng chỗ, đúng lúc, đúng vùng (miền)
C. Đúng người, đúng chỗ, đúng lúc
D. Đúng cường độ, đúng vùng (miền), đúng lớp
-
Câu 6:
Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Ban hành kèm theo Thông tư số:
A. Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
C. Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 7:
Đọc các đoạn văn bản có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90 – 100 chữ cái/ phút, đó là mức độ cần đạt của khối lớp nào?
A. Lớp 2
B. Lớp 3
C. Lớp 4
D. Lớp 5
-
Câu 8:
Tiêu chí: “Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ” trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
A. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
B. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
C. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
D. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
-
Câu 9:
Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định số lần điểm kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng là” :
A. Môn Tiếng Việt: 3 lần, môn Toán: 2 lần
B. Môn Tiếng Việt: 4 lần, môn Toán: 2 lần
C. Môn Tiếng Việt: 5 lần, môn Toán: 3 lần
-
Câu 10:
Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng Dân tộc và Tin học mỗi năm có:
A. 4 lần KTĐT vào GKI, CK I, GKII, CKII
B. 2 lần KTĐK vào CK I và CKII
C. 2 lần KTĐK vào CK I và CN
D. Cả 3 ý trên đều sai
-
Câu 11:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với lớp 4, lớp 5?
A. Toán, Tiếng Việt
B. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc
C. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lý
D. Tất cả các môn học
-
Câu 12:
Dạy học phát huy tính tích cực sẽ giúp:
A. Mất thời gian những học sinh nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức
B. Luôn củng cố và phát triển cách học
C. Phát triển phẩm chất đạo đức; tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau
D. Học sinh nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức; cách học luôn được củng cố và phát triển; những phẩm chất đạo đức đực phát triển, tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng
-
Câu 13:
Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở các khối lớp:
A. Lớp 1, lớp 2
B. Lớp 2, lớp 3
C. Lớp 1, lớp 2, lớp 3
D. Lớp 4, lớp 5
-
Câu 14:
Phát biểu nào đúng?
A. Khóm A đã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi
B. Trường tiểu học B đã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi
C. Xã C đã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Kĩ năng cần đạt của môn Thủ công, Kĩ thuật là:
A. Làm được một số công việc lao động đơn giản trong gia đình là lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật
B. Xé, gấp, cắt, đan được một số hình, chữ cái và đồ chơi đơn giản từ giấy, bìa
C. Làm được tất cả mọi việc
D. Câu a và b
-
Câu 16:
Điểm học lực môn (ở những môn bằng điểm số):
A. Trung bình cộng của HLM.KI và HLM.KII
B. Điểm HLM.KII
C. Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm
-
Câu 17:
Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia hiện nay được ban hành theo:
A. Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/ 4/2011
B. Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006
C. Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012
D. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010
-
Câu 18:
Con sông chia đôi đất nước sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945 là:
A. Sông Gianh
B. Sông Cầu
C. Sông Hương
D. Sông Bến Hải
-
Câu 19:
Tiêu chí “Đoàn kết, giúp đỡ’ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật” thuộc quy định cụ thể nào?
A. Phẩm chất chính trị
B. Đạo đức nghề nghiệp
C. Lối sống, tác phong
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo
-
Câu 20:
Muốn tạo tiêu đề đầu trang và tiêu đề chân trang trong Microsoft Word ta thực hiện:
A. Chọn Menu Fomat -> View -> Header and Footer
B. Chọn Menu View -> Header and Footer
C. File -> Header and Footer
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc TW gồm những thành phố nào?
A. Hải Phòng – Hà Nội – Đà Nẵng – Cần Thơ – thành phố Hồ Chí Minh
B. Hải Phòng – Đồng Nai – Đà Nẵng – Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh
C. Khánh Hòa – Nghệ An – Đồng Nai – Hà Nội – Cần Thơ
D. Bình Dương – Hải Phòng – Đà Nẵng – Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh
-
Câu 22:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1,2,3,4,5?
A. Toán, Tiếng Việt
B. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Tất cả các môn học ở Tiểu họcĐịa lý, Ngoại ngữ
D. Tất cả các môn học ở Tiểu học
-
Câu 23:
Điểm tối đa ở mỗi yêu cầu trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là:
A. 10
B. 40
C. 100
D. 200
-
Câu 24:
Nguyên tắc đánh giá đối với học sinh tiểu học theo thông tư 30/2014/BGD&ĐT là:
A. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
B. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học, kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất
C. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
D. Các ý trên đều đúng
-
Câu 25:
Theo Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia có mấy mức độ?
A. Có 2 mức độ (mức độ 1 và mức độ 2)
B. Có 2 mức độ ( mức độ 1 và mức độ tiên tiến)
C. Có 2 mức độ ( mức độ 1 và mức độ xuất sắc)
D. Có 3 mức độ ( mức độ 1, mức độ 2 và mức tiên tiến)
-
Câu 26:
Công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học:
A. Bài kiểm tra viết gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài kiểm tra miệng ở lớp
B. Bài kiểm tra viết gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; các loại mẫu quan sát thường xuyên, định kỳ
C. Các loại mẫu quan sát thường xuyên , định kỳ
D. Cả a và c đều đúng
-
Câu 27:
Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cần quan tâm các mặt:
A. Kiến thức
B. Kĩ năng
C. Thái độ
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 28:
Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp vào thời điểm:
A. Đầu năm học
B. Cuối năm học
C. Cuối học kì I và cuối năm học
D. Do nhà trường chọn thời điểm phù hợp
-
Câu 29:
Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Nội dung ở phương án nào sau đây là nội dung đánh giá của Viên chức không quản lý?
A. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp
B. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức
C. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 30:
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể là để:
A. Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần
B. Tổ chức các phong trào thi đua học tập
C. Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
D. Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt toàn trường