550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Định nghĩa DTH của J.N. Morris(1975):” DTH là khoa học ......... của y học dự phòng và y tế công cộng.”
A. Chủ yếu;
B. Cơ bản;
C. Cơ sở;
D. Hàng đầu;
-
Câu 2:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:
A. Diệt động vật mắc bệnh
B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để.
D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền
-
Câu 3:
Tính miễn dịch của một tập thể đối với bệnh nhiễm trùng được đo bằng:
A. Số người miễn dịch / Toàn bộ bệnh nhân
B. Số người miễn dịch / Toàn bộ quần thể
C. Số người miễn dịch / Quần thể tiếp xúc
D. Số người miễn dịch / Số người tiếp thụ bệnh
-
Câu 4:
Dùng một test có độ nhạy Se = 100% để phát hiện bệnh trong cộng đồng thì sẽ:
A. Bỏ sót nhiều (người bị bệnh);
B. Bỏ sót ít;
C. Không bỏ sót;
D. Sự bỏ sót còn tùy thuộc p;
-
Câu 5:
Một số bệnh, tỷ lệ mắc có khác nhau giữa nam và nữ, nói chung là có liên quan đến:
A. Tuổi;
B. Tính chất sinh học của giới tính;
C. Mức kinh tế xã hội;
D. Chủng tộc;
-
Câu 6:
Bệnh phải được cách ly bắt buộc trong những phòng riêng của khoa truyền nhiễm là:
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ
C. Sởi
D. Tiêu chảy do E. coli
-
Câu 7:
Gọi là dịch khi hiện tượng đó xảy ra:
A. Bị giới hạn bởi thời gian, nhưng không bị giới hạn bởi không gian;
B. Bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian;
C. Không bị giới hạn bởi thời gian, nhưng bị giới hạn bởi không gian;
D. Không bị giới hạn bởi thời gian, không bị giới hạn bởi không gian;
-
Câu 8:
Một trong những thành phần cơ bản của giả thuyết DTH về mối quan hệ nhân quả là:
A. Yếu tố nguy cơ căn nguyên;
B. Cộng đồng;
C. Thời gian;
D. Không gian;
-
Câu 9:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống dịch sốt xuất huyết dengue là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly, điều trị
B. Diệt muỗi truyền bệnh
C. Loại bỏ các ổ bọ gậy muỗi
D. Diệt động vật mắc bệnh
-
Câu 10:
Những đặc trưng của môi trường có liên quan đến sự tồn tại và phát triển thuận lợi của tác nhân gồm các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp
B. Sự có mặt của chất dinh dưỡng trong môi trường
C. Nước nhiễm mặn tạo thuận lợi cho vi khuẩn tả
D. Môi trường giàu oxy là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium botulinu
-
Câu 11:
Hiện nay, trên thế giới khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nhiễm HIV/AIDS là:
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi cận Sahara
D. Châu Mỹ
-
Câu 12:
Nghiên cứu theo dõi đồng nghĩa với nghiên cứu:
A. Ngang;
B. Nghiên cứu dọc;
C. Nửa dọc;
D. Tương quan;
-
Câu 13:
Tỉ lệ bệnh dại ở người không cao là do khả năng gây bệnh của virus dại không cao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Đối tượng nào sau đây có thể mắc bệnh dại:
A. Nhân viên thú y
B. Chăn nuôi gia súc chuyên nghiệp
C. Người ăn thịt súc vật ốm
D. Tất cả mọi người
-
Câu 15:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống bệnh lây qua đường hô hấp truyền từ súc vật là:
A. Xử lý không khí bị ô nhiễm
B. Khử trùng tốt chất thải của động vật
C. Khử trùng tốt chất thải và đồ dùng cá nhân của người bệnh.
D. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh và xử lý kịp thời
-
Câu 16:
Một nhà nghiên cứu quan tâm tới nguyên nhân của vàng da sơ sinh, để nghiên cứu vấn đề này, ông ta đã chọn 100 đứa trẻ có vàng da sơ sinh và 100 đứa trẻ không vàng da sơ sinh trong cùng một bệnh viện và trong cùng một khoảng thời gian, sau đó ông ta ghi nhận lại các thông tin có sẵn về thời kỳ mang thai và lúc sinh của các bà mẹ của hai nhóm trẻ đó. Đây là nghiên cứu:
A. Ngang;
B. Hồi cứu;
C. Tương lai;
D. Tỷ lệ mới mắc;
-
Câu 17:
Ở những lần đo (biến số) khác nhau của cùng một điều tra viên trên cùng một nhóm đối tượng nhưng không đưa lại một kết quả như nhau dẫn tới sai lệch kết quả nghiên cứu. Sự sai lệch này thuộc loại sai số:
A. Do chọn mẫu;
B. Do liên quan tới tính chất về người ở các đối tượng điều tra;
C. Do đo lường biến số
D. Do lời khai của đối tượng nghiên cứu;
-
Câu 18:
Trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn con vật bình thường thì không cần tiêm vắc xin nếu theo dõi được chó khỏe mạnh trong vòng:
A. 3 ngày
B. 5 ngày
C. 5 - 10 ngày
D. 10 - 15 ngày
-
Câu 19:
Người mang mầm bệnh hoạt động: gồm những người đang mắc bệnh trong thời kỳ toàn phát.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Khả năng gây bệnh của tác nhân được được diễn tả trong dịch tễ học bằng tỉ lệ tấn công sơ cấp và tỉ lệ tấn công thứ cấp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Người mang trùng không rõ ràng trong đa số trường hợp bệnh xãy ra đối với các loại tác nhân:
A. Virus thủy đậu, sởi, viêm gan B
B. Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella
C. Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan
D. Vi trùng thương hàn, virus viêm gan B
-
Câu 22:
Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính là:
A. Xác suất không bị bệnh ở người có kết quả test (();
B. Khả năng nói lên sự không bị bệnh của test.
C. Xác suất âm tính giả;
D. Xác suất dương tính giả;
-
Câu 23:
Điều trị là dự phòng:
A. Cấp I;
B. Cấp II;
C. Cấp III;
D. Ban đầu;
-
Câu 24:
Một cộng đồng A có 100 nghìn người. Năm 2000 có 1 nghìn người chết do tất cả các nguyên nhân. Có 300 bệnh nhân lao trong đó có 200 nam và 100 nữ. Năm 2001 có 60 người chết trong đó có 50 nam. Tỷ lệ chết do lao là:
A. 20%
B. 30%
C. 6%
D. 35%
-
Câu 25:
Một trong những nguyên nhân của ung thư khí phế quản là:
A. Ô nhiễm không khí;
B. Nghiện rượu;
C. Viêm phổi trước đây;
D. Phơi nhiễm nghề nghiệp;
-
Câu 26:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng lây truyền bệnh thương hàn là:
A. Quản lý động vật mắc bệnh
B. Giám sát, phát hiện người mang trùng mạn tính
C. Xử lý phân an toàn
D. Kiểm tra vệ sinh nơi chế biến và bảo quản thực phẩm
-
Câu 27:
Báo cáo các trường hợp bệnh xảy ra tại địa phương là:
A. Điều tra cắt ngang
B. Điều tra vụ dịch
C. Giám sát chủ động
D. Giám sát thụ động
-
Câu 28:
Nguồn dự trữ virut dại chủ yếu trong thiên nhiên là:
A. Dơi
B. Chó sói
C. Mèo rừng
D. Chim
-
Câu 29:
Một trong những nguyên nhân của ung thư khí phế quản là:
A. Phơi nhiễm với các chất gây ung thư;
B. Nghiện rượu;
C. Viêm phổi trước đây;
D. Phơi nhiễm nghề nghiệp;
-
Câu 30:
Biện pháp có hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
A. Uống thuốc phòng
B. Dùng vắc xin
C. Chẩn đoán sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị
D. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, xử lý phân an toàn.
-
Câu 31:
So với các nghiên cứu quan sát khác thì Giá thành trong nghiên cứu ngang là:
A. Không có;
B. Trung bình;
C. Thấp;
D. Không xác định.
-
Câu 32:
Để có được ước đoán chính xác nhất về tỷ lệ (trường hợp nhị thức) cần điều tra trong quần thể thì phải dựa vào:
A. Tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương;
B. Một nghiên cứu tương tự;
C. Số liệu thường qui;
D. Một nghiên cứu ngang;
-
Câu 33:
Tỷ lệ chết/mắc của một bệnh là:
A. Tỷ lệ chết thô/100000 dân
B. Tỷ lệ chết theo nguyên nhân do bệnh đó
C. Tỷ lệ phần trăm chết ở các bệnh nhân
D. Tỷ lệ chết do bệnh đó trong tất cả các trường hợp người chết do mọi nguyên nhân
-
Câu 34:
Khung mẫu cần thiết của mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;
B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu;
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;
D. Tổng số các cụm của quần thể đích;
-
Câu 35:
Chỉ định tiêm đồng thời cả văc xin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó cắn trong trường hợp:
A. Vết cắn nhẹ ở cẳng chân
B. Vết cắn nhẹ ở mặt và tại thời điểm cắn con vật khỏe mạnh.
C. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và con vật đã bị giết.
D. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật
-
Câu 36:
Tỷ lệ hiện mắc quan sát giảm xuống khi:
A. Rút ngắn thời gian bị bệnh
B. Kéo dài thời gian bị bệnh;
C. Tăng số mới mắc;
D. Sự tới cuả người nhậy cảm;
-
Câu 37:
Căn bệnh đầu tiên trên thế giới được loại trừ nhờ vaccine là:
A. Dại.
B. Cúm
C. Đậu mùa.
D. Bại liệt
-
Câu 38:
Vi rut dại qua vết cắn vào cơ thể người sẽ:
A. Theo dây thần kinh đến hệ thần kinh
B. Phát triển tại vết thương sau đó theo dây thần kinh đến tuyến nước bọt
C. Theo máu vào cơ thể gây nhiễm độc
D. Theo dây thần kinh hướng tâm đến hệ thần kinh trung ương
-
Câu 39:
Bệnh lưu hành (endemic) là:
A. Sự xuất hiện khác thường của một bệnh trong cộng đồng
B. Sự tái phát nhiều vụ dịch
C. Sự có mặt thường xuyên của một bệnh trong một cộng đồng
D. Sự di chuyển của một bệnh nhiễm trùng từ nơi này qua nơi khác
-
Câu 40:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây qua đường hô hấp là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để
B. Khử trùng các đồ dùng của bệnh nhân
C. Khử trùng tốt đờm dãi, chất nôn của người bệnh
D. Tránh tiếp xúc với động vật ốm