700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Khi đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp thì thực hiện như thế nào là đúng:
A. Được phép đo ở trường hợp ampe mét đặt riêng, người đo không cần mang thiết bị an toàn
B. Nếu đo trên cột thì phải tuân theo quy định làm việc trên cao của quy trình an toàn điện
C. Khi đo phải đứng trên nền nhà hoặc giá đỡ chắc chắn, không đứng trên thang di động để đo
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện là:
A. Người cấp phiếu.
B. Người cho phép.
C. Người lãnh đạo công việc.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 3:
Những yêu cầu của bậc 4 an toàn điện:
A. Có hiểu biết về kỹ thuật điện cơ sở; biết được đầy đủ nguy hiểm khi công tác ở thiết bị điện; hiểu biết quy trình này, đặc biệt là phải nắm vững những phần riêng về chuyên môn đang làm, nguyên tắc sử dụng và thí nghiệm những dụng cụ an toàn áp dụng ở thiết bị điện; hiểu biết thiết bị, biết cắt điện ở bộ phận nào để thực hiện công việc sửa chữa. Có thể tìm bộ phận ấy trên thực tế và kiểm tra được việc chấp hành các biện pháp an toàn; biết tổ chức giám sát, theo dõi công nhân, nhân viên làm việc; biết cách cứu chữa người bị điện giật.
B. Công nhân (nhân viên), tổ trưởng sản xuất, đội trưởng, đội phó làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp thiết bị điện đã làm việc thực tế 03 năm trong nghề hiện tại. Các chức vụ còn lại đã làm việc 02 năm trong công việc hiện tại.
C. Kỹ thuật viên và kỹ sư đã chính thức làm việc và có thời gian công tác từ 18 tháng trở lên trong công việc hiện tại.
D. Cả a, b và c
-
Câu 4:
Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì:
A. Là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình.
B. Là trang bị mà đơn vị công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho đơn vị công tác.
C. Là các tràn thiết bị kỹ thuật an toàn.
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 5:
Khi làm việc trên cao phải thực hiện:
A. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
B. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
C. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 6:
Khi thời tiết như thế nào thì cấm chặt cây gần đường dây đang vận hành?
A. Có gió cấp 3 trở lên
B. Có gió cấp 4 trở lên
C. Có gió cấp 5 trở lên
D. Có gió cấp 6 trở lên
-
Câu 7:
Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35kV, nếu căng lại dây, thay dây trên đường dây chính dọc theo tuyến mà khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai đường dây không đạt yêu cầu theo quy định (3,0m) thì:
A. Phải cắt điện cả hai đường dây và phải có Phiếu công tác.
B. Đường dây cao áp đi ở trên được cắt điện và không phải làm tiếp đất.
C. Đường dây cao áp đi ở trên đã được cắt điện nhưng phải đặt dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
D. Phải thực cả a và c.
-
Câu 8:
Khi thử cáp, quy định nào sau đây đúng?
A. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì trong thời gian thí nghiệm phải cử người đứng gác, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển “Dừng lại! Điện cao áp”.
B. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì phải nhắc nhở trước khi thử nghiệm, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển “Dừng lại! Điện cao áp”.
C. Phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cao su cách điện.
D. Thực hiện theo cả a và c.
-
Câu 9:
Khi công việc không phải cử người giám sát an toàn điện, thì việc giám sát an toàn điện và an toàn lao động trong khi làm việc thuộc trách nhiệm của người nào?
A. Người chỉ huy trực tiếp
B. Người lãnh đạo công việc
C. Người giám sát an toàn điện
D. Cả a và c
-
Câu 10:
Khi làm việc trên máy cắt:
A. Phải gỡ cầu chì điều khiển máy cắt
B. Phải có lệnh cho phép tách máy cắt ra khỏi vận hành
C. Phải khóa bộ phận điều khiển máy cắt và treo biển báo an toàn
D. Phải thực hiện cả a, b và c
-
Câu 11:
Tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp nào không được hưởng chế độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội?
A. Bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
B. Bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
C. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác.
D. Chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
-
Câu 12:
Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu trong thời gian bao nhiêu:
A. Ít nhất 01 tháng.
B. Ít nhất 02 tháng.
C. Ít nhất 03 tháng.
D. Không quy định.
-
Câu 13:
Việc cấp Phiếu công tác, Lệnh công tác là trách nhiệm của:
A. Đơn vị làm công việc.
B. Đơn vị quản lý vận hành.
C. Không quy định
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 14:
Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây:
A. Không có điện.
B. Có điện không tải.
C. Dòng tải nhỏ hơn định mức.
D. Đã tiếp đất.
-
Câu 15:
Khi vào trạm điện để ghi chỉ số thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây:
A. Phải được sự đồng ý và giao chìa khóa của đơn vị quản lý vận hành
B. Sau khi ghi chỉ số xong phải ghi ngày, giờ, nội dung công việc, ký tên vào sổ nhật ký vận hành của trạm và trả lại chìa khoá cho đơn vị quản lý vận hành
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 16:
Tiếp đất khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối:
A. Không phải tiếp đất ở thanh cái và tất cả các mạch đấu.
B. Được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc không phải tiếp đất.
C. Được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải tiếp đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có tiếp đất.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 17:
Làm việc trên cao từ 3 m trở lên cần phải:
A. Bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn
B. Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận di động mà phải mắc vào những vật cố định chắc chắn
C. Cấm nói chuyện đùa nghịch khi làm việc trên cao
D. Cả a, b và c
-
Câu 18:
Khi tháo, lắp các loại đồng hồ đo, đếm điện năng ở cấp điện áp 220V/380V, ngòai việc thực quy định chung còn phải thực hiện quy định cụ thể để đảm bảo an toàn nào sau đây:
A. Phải cắt điện và có 2 người làm việc.
B. Trường hợp đặc biệt, nếu không cắt điện thì phải có phương án cụ thể về các biện pháp an toàn để tránh chạm, chập và điện giật do Giám đốc. Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty, Điện lực quận, huyện; Quản đốc, Phó quản đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật (hoặc cấp tương đương) duyệt.
C. Không cần cắt điện nhưng phải có biện pháp an toàn tránh chạm, chập và phải có hai người làm việc.
D. Thực hiện cả a và b.
-
Câu 19:
Để đảm bảo an toàn; Bộ phận hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ:
A. Chỉ được tiến hành công việc khi đã thực hiện đủ và đúng các biện pháp an toàn đã đề ra.
B. Trong trường hợp vi phạm biện pháp an toàn bị phát hiện, lập biên bản, đình chỉ công việc thì phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu cầu.
C. Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn và được cán bộ an toàn chấp thuận.
D. Cả a, b và c
-
Câu 20:
Tại nơi làm việc có cắt điện ngay trước khi tiếp đất TBĐ, ở vị trí tiếp đất phải:
A. Thử hết điện.
B. Vệ sinh sạch dây dẫn tại vị trí sẽ tiếp đất.
C. Kiểm tra chất lượng dây và mỏ móc của bộ tiếp đất.
D. Xác định chính xác vị trí đặt tiếp đất
-
Câu 21:
Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải có:
A. Phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
B. Phiếu thao tác hoặc lệnh công tác.
C. Phiếu công tác hoặc phiếu thao tác.
D. Phiếu công tác và lệnh thao tác.
-
Câu 22:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 35kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 1,5 m.
C. 0,6 m.
D. 0,7 m.
-
Câu 23:
Khi công tác trong trạm trong điều kiện bình thường, cho phép làm việc trên các thiết bị:
A. Đang vận hành bị mất điện
B. Đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất
C. Đang ở trạng thái dự phòng
D. Cả a, b và c đều không cho
-
Câu 24:
Đối với nhân viên trong đơn vị công tác trong PCT, quy đinh nào sau đây đúng:
A. Phải là những người được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao.
B. Có thể là người lao động tự do chưa được huấn luyện về an toàn điện, được đơn vị công tác thuê mướn làm việc trên thiết bị điện.
C. Nếu là người của đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp cần thiết vẫn được phép làm việc trên thiết bị điện ngay cả khi chưa qua huấn luyện về AT điện phù hợp với công việc được giao.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 25:
Phương pháp hô hấp nhân tạo đặt nạn nhân nằm sấp là phương pháp
A. Phải có 2 người mới thực hiện được
B. Chỉ cần một người cấp cứu
C. Có thể một người hoặc hai người cùng phối hợp động tác với nhau
D. Cả 3 ý trên đều sai