860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Hệ thống phân tích đang sử dụng trong trường là:
A. Hệ thống H2S
B. Hệ thống acid - base
C. Hệ thống phosphat
D. Cả 3 hệ thống
-
Câu 2:
Giấy lọc băng xanh:
A. Rất mịn, chảy chậm, dùng để lọc tủa tinh thể nhỏ
B. Độ mịn vừa phải, tốc độ chảy trung bình
C. Lỗ to, chảy nhanh, dùng để lọc tủa vô định hình
D. Độ mịn vừa phải, tốc độ chảy nhanh
-
Câu 3:
Dung dịch chuẩn độ trong phương pháp Fajans là:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch NaOH
-
Câu 4:
Độ chuẩn được biểu thị là:
A. Số gam chất tan trong 1ml dung dịch
B. Số mg chất tan trong 100ml dung dịch
C. Số mg chất tan trong 10ml dung dịch
D. Số mg chất tan trong 1000ml dung dịch
-
Câu 5:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 51ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10
B. pH = 10,5
C. pH = 11
D. pH = 11,5
-
Câu 6:
Dẫn chậm V lít (đktc) hỗn hợp hai khí H2 và CO qua ống sứ đựng 20,8 gam hỗn hợp gồm ba oxit là CuO, MgO và Fe2O3, đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí, hơi thoát ra không còn H2 cũng như CO và hỗn hợp khí hơi này có khối lượng nhiều hơn khối lượng V lít hỗn hợp hai khí H2, CO lúc đầu là 4,64 gam. Trong ống sứ còn chứa m gam hỗn hợp các chất rắn. Trị số của V là:
A. 5,600 lít
B. 2,912 lít
C. 6,496 lít
D. 3,584 lít
-
Câu 7:
Phép chuẩn độ thủy ngân II là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Phương pháp thừa trừ
-
Câu 8:
Phương pháp định lượng nitrit dùng dung dịch chuẩn là:
A. H2SO4
B. Natri nitrit (NaNO2)
C. KMnO4
D. Na2S2O3
-
Câu 9:
Chữ số có nghĩa (CSCN) trong số đo trực tiếp bao gồm:
A. Nhiều chữ số tin cậy và nhiều chữ số nghi ngờ
B. Chỉ có chữ số tin cậy
C. Nhiều chữ số tin cậy và duy nhất một chữ số nghi ngờ
D. Không câu nào đúng
-
Câu 10:
Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO3, Na2CO3 và K2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO2 thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu?
A. 90 gam
B. 79,2 gam
C. 73,8 gam
D. Một trị số khác
-
Câu 11:
Số gam kali dicromat cần thiết để pha 250 ml dung dịch kali dicromat 2M là:
A. 138 g
B. 142 g
C. 147 g
D. 151 g
-
Câu 12:
Trong phương pháp Volhard, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành một phức màu, phức này là sự kết hợp giữa:
A. SCN- + Fe2+
B. NO3- + Fe3+
C. SCN- + Fe3+
D. Cl- + Fe3+
-
Câu 13:
Bi3+ + NaOH → ?
A. Bi(OH)3\(\swarrow\) keo trắng
B. Bi(OH)3\(\swarrow\) nâu
C. Bi(OH)3\(\swarrow\) tím
D. Bi(OH)3\(\swarrow\) xanh
-
Câu 14:
Phân tích định lượng là:
A. Định danh, xác định thành phần chất khảo sát hay ion cấu thành
B. Xác định hàm lượng chất khảo sát
C. Định danh và xác định hàm lượng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Cho một lượng bột kim loại nhôm trong một cốc thủy tinh, cho tiếp dung dịch HNO3 loãng vào cốc, khuấy đều để cho phản ứng hoàn toàn, có các khí NO, N2O và N2 thoát ra. Bây giờ cho tiếp dung dịch xút vào cốc, khuấy đều, có hỗn hợp khí thoát ra (không kể hơi nước, không khí). Hỗn hợp khí này có thể là khí nào?
A. NO2; NH3
B. NH3; H2
C. CO2; NH3
D. H2; N2
-
Câu 16:
Nhúng một miếng kim loại M vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại, thấy miếng loại có khối lượng lớn hơn so với trước khi phản ứng. Cho biết kim loại bị đẩy ra khỏi muối bám hết vào miếng kim loại còn dư. M không thể là:
A. Fe
B. Zn
C. Ni
D. Al
-
Câu 17:
Trong các dung dịch NaOH sau, dung dịch nào không thể áp dụng công thức tính pH = 14 + lgCb.
A. NaOH 0,001M
B. NaOH 0,01M
C. NaOH 10-5 M
D. NaOH 10-6 M
-
Câu 18:
Tính chất đặc biệt của Cation nhóm V:
A. Tạo tủa với NH4OH 3M dư
B. Tạo phức tan với NH4OH 3M dư
C. Tạo phức tan với NH4OH/NH4Cl
D. Tất cả đều sai
-
Câu 19:
Kết tủa PbCl2 có tính chất:
A. Không tan trong NH4OH
B. Tan trong NH4OH
C. Không tan trong NH4OH tan trong H2O nóng
D. Không tan trong H2O nóng
-
Câu 20:
Trước điểm tương đương, mức độ định phân:
A. < 1
B. = 1
C. > 1
D. ≤ 1
-
Câu 21:
Phương pháp Mohr dùng chỉ thị:
A. Kali dicromat (K2Cr2O4)
B. Phèn sắt amoni
C. Kali cromat (K2CrO4)
D. Flourescein
-
Câu 22:
Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+; 0,2 mol Mg2+; 0,3 mol Cu2+; 0,6 mol SO42-; 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. M là:
A. Cr
B. Fe
C. Al
D. Một kim loại khác
-
Câu 23:
Nồng độ gam/lít được biểu thị:
A. số gam chất tan / 1000 ml dung dịch
B. số mg chất tan / 1000 ml dung dịch
C. số ml chất tan / 100 ml dung dịch
D. số ml chất tan / 1000 ml dung dịch
-
Câu 24:
Chuẩn độ 50ml base yếu BOH 0,1M có Kb = 10-5 bằng dung dịch HCl 0,1M. Khi chuẩn độ đến VHCl = 50ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 5,5
B. pH = 5,15
C. pH = 5,8
D. pH = 6,2
-
Câu 25:
Giá trị ∆pHđp của bước nhảy khi chuẩn độ HCl 0,01M bằng dung dịch NaOH cùng nồng độ 0,01M.
A. 7,4 đvpH
B. 6,3 đvpH
C. 4,5 đvpH
D. 3,4 đvpH
-
Câu 26:
Điều kiện nào áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Có thể chọn pH tuỳ ý
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
C. Không được giữ kết tủa ở trạng thái keo
D. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu sớm
-
Câu 27:
Khi tiến hành phân tích 1 mẫu bất kỳ thường mắc phải các loại sai số:
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số hệ thống
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 28:
Chọn phương án sai về chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon:
A. Là các chất hữu cơ có khả năng tạo phức màu với ion kim loại
B. Màu của chỉ thị khi tạo phức với ion kim loại khác với màu của chỉ thị ở dạng tự do
C. Phức của chỉ thị và ion kim loại bền hơn phức của ion kim loại với complexon
D. Tại điểm tương đương, complexon phân hủy phức màu giữa kim loại với chỉ thị và giải phóng chỉ thị dạng tự do
-
Câu 29:
Xem các axit: (I): H2SiO3; (II): H3PO4; (III): H2SO4; (IV): HClO4
Cho biết Si, P, S, Cl là các nguyên tố cùng ở chu kỳ 3, trị số Z của bốn nguyên tố trên lần lượt là: 14, 15, 16, 17.
Độ mạnh tính axit giảm dần như sau:
A. (III) > (II) > (IV) > (I)
B. (III) > (IV) > (II) > (I)
C. (III) > (II) > (I) > (IV)
D. (IV) > (III) > (II) > (I)
-
Câu 30:
Một mẫu chứa 15,0 cm3 HCl được chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,0830 mol.dm-3. Điểm kết thúc đạt được sau khi thêm 19,2 cm3 NaOH. Nồng độ của HCl là bao nhiêu?
A. 0,178 mol.dm-3
B. 0,0648 mol.dm-3
C. 0,212 mol.dm-3
D. 0,106 mol.dm-3
-
Câu 31:
Một dung dịch Na2SO4 5.10-5 M tương đương với:
A. 0,71 ppm
B. 7,1 ppm
C. 71 ppm
D. 710 ppm
-
Câu 32:
Chọn phương án sai. Yêu cầu của thuốc thử để kết tủa:
A. Dễ lọc dễ rửa
B. Độ chọn lọc thấp
C. Chuyển sang dạng cân dễ dàng
D. Chọn được dạng cân có phân tử lượng lớn
-
Câu 33:
Cân bằng hoá học là trạng thái .......... mà trong đó chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. Tốc độ mất đi và xuất hiện của chúng bằng nhau.
A. động
B. đứng yên
C. tĩnh
D. khí
-
Câu 34:
Chọn câu sai: Tủa tinh thể thường tiến hành trong điều kiện .........
A. Dung dịch loãng, nóng
B. Cho thuốc thử chậm, khuấy đều
C. Làm muồi tủa
D. Dung dịch đậm đặc
-
Câu 35:
Kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA được gọi là:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ thủy ngân I
C. Chuẩn độ thủy ngân II
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Có ... nhóm phương pháp phân tích định lượng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 37:
Chỉ thị dùng ở dạng rắn:
A. đen eriocrom T
B. murexit
C. acid salicylic
D. câu a, b đúng
-
Câu 38:
Nhiệt độ một khí tăng từ 0˚C đến 10˚C ở áp suất không đổi, thì thể tích của khí sẽ thay đổi như thế nào so với thể tích lúc đầu?
A. Tăng khoảng 1/273
B. Tăng khoảng 10/273
C. Giảm khoảng 1/273
D. Giảm khoảng 10/273
-
Câu 39:
Phương pháp định lượng dựa dựa trên phản ứng oxy hoá khử của cặp I2/2I- là phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng Permanganat
B. Phương pháp định lượng bằng iod
C. Phương pháp nitrit
D. Phương pháp complexon
-
Câu 40:
Cần lấy bao nhiêu gam NH4Cl để pha 500mL dung dịch muối có nồng độ 2,5% (w/v).
A. 2,5g
B. 5g
C. 12,5g
D. Tất cả đều sai