1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Triệu chứng lâm sàng của viêm quanh răng giai đoạn mạn tính:
A. Bình thường
B. Cảm giác ngứa, khó chịu, đau lợi răng
C. Ngứa lợi, khó chịu, ê ẩm xung quanh răng, miệng có mùi hôi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Nhóm thuốc lợi tiểu nào sau đây thuộc nhóm thuốc lợi tiểu kết hợp:
A. Nhóm Kháng Aldosterol, Amilorid, Triamteren
B. Nhóm Lợi tiểu có thủy ngân, Ức chế cacbonic anhydrase, Lợi tiểu quai, , Lợi tiểu Thiazid
C. Nhóm Moduretic, Cycloteriam
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Thời kỳ lui bệnh của bệnh bạch hầu, kéo dài:
A. Sau 1 – 5 ngày
B. Sau 5 – 10 ngày
C. Sau 10 – 15 ngày
D. Sau 15 – 20 ngày
-
Câu 4:
Thời gian điều trị bệnh lao:
A. 6 – 9 ngày
B. 6 – 9 tuần
C. 6 – 9 tháng
D. 6 – 9 năm
-
Câu 5:
Biến chứng của viêm cầu thận cấp:
A. Suy tim cấp, viêm cầu thận mạn tính, suy thận
B. Xơ gan, nhồi máu cơ tim, viêm vi cầu thận cấp
C. Suy thận, hội chứng thận hư, hoại tử cơ tim
D. Suy tủy, tiểu dưỡng chấp, viêm đường tiết niệu – sinh dục
-
Câu 6:
Xử trí bỏng nhẹ:
A. Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức
B. Trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm xuống đất
C. Cởi quần áo đã dính vào vết thương
D. Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng sạch
-
Câu 7:
Biến chứng của bệnh lậu đối với nam:
A. Viêm tử cung – vòi trứng, dẫn đến vô sinh
B. Viêm tinh hoàn – túi tinh, dẫn đến vô sinh
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Đặc điểm của khớp bị viêm trong bệnh thấp khớp cấp:
A. Có tính di chuyển từ khớp này đến khớp khác
B. Hóa mủ
C. Không có tính di chuyển từ khớp này đến khớp khác
D. Để lại di chứng teo cơ, cứng khớp
-
Câu 9:
Paracetamol điều trị triệu chứng viêm Amidal với liều và hàm lượng:
A. 5-20 mg/kg/ngày
B. 20-60 mg/kg/ngày
C. 60-80 mg/kg/ngày
D. 80-120 mg/kg/ngày
-
Câu 10:
Trong nghiệm pháp 3 ly, ly thứ 2 lấy nước tiểu:
A. Đầu dòng
B. Giữa dòng
C. Cuối dòng
D. Toàn dòng
-
Câu 11:
Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, viêm Amidal sẽ gây biến chứng toàn thân:
A. Viêm tấy quanh Amidal
B. Abces họng
C. Viêm cầu thận cấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Trứng ký sinh trùng sốt rét ra khỏi dạ dày muỗi, tập trung ở:
A. Tuyến mang tai của muỗi
B. Tuyến nước bọt của muỗi
C. Đầu của muỗi
D. Kim chích của muỗi
-
Câu 13:
Thuốc điều trị thiếu máu bằng Viên sắt Oxalate với liều lượng:
A. 0,25 g x 1–2 viên/ngày
B. 0,25 g x 2–3 viên/ngày
C. 0,25 g x 3–4 viên/ngày
D. 0,25 g x 4–5 viên/ngày
-
Câu 14:
Triệu chứng trong thời kỳ toàn phát của bệnh uốn ván có đặc điểm:
A. Co cứng cơ trơn: cơ ống tiêu hóa, cơ vòng hậu môn làm bệnh nhân tiêu tiểu mất tự chủ
B. Co cứng cơ vân: cơ hàm, cơ mặt co cứng làm bệnh nhân nhăn mặt, nhe răng
C. Co cứng cơ tim: tim đập không đều, hỗn loạn làm bệnh nhân nặng ngực, đau ngực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Hạ sốt và giảm đau trong điều trị viêm phổi phổi:
A. Aspirin PH8, 0,5 g x 2 viên/ngày, uống, hoặc dùng Paracetamol
B. Aspirin PH8, 1 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
C. Aspirin PH8, 2 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
D. Aspirin PH8, 4 g x 2 viên/ngày, uống hoặc dùng Paracetamol
-
Câu 16:
So sánh tỷ lệ bị sỏi mật ở nam và nữ:
A. Nam = Nữ
B. Nam > Nữ
C. Nam < Nữ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Khi bị tiêu chảy, người bệnh có đặc điểm:
A. Dễ bị mất nước, mất đạm, rối loạn điện giải, nhiễm trùng
B. Dễ bị mất muối, mất nước, rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh
C. Dễ bị mất muối, mất đường, rối loạn thần kinh, mất tri giác
D. Dễ bị mất nước, mất mỡ, rối loạn tâm thần, thay đổi tính tình
-
Câu 18:
Điều trị Chốc lở, nếu bệnh nhân sốt nhiều hoặc có bội nhiễm lan rộng thì dùng:
A. Penicillin, Erythromycin, Ampicillin
B. Gentamycin, Ciprofloxacin, Erythromycin
C. Ofloxacin, Leuvofloxacin, Azithromycin
D. Gricin, Clotrimazol, Nizoral
-
Câu 19:
Điều trị viêm tai giữa cấp xuất tiết:
A. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai ngoài
B. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai giữa
C. Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai trong
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Kháng sinh điều trị bệnh lỵ trực khuẩn:
A. Cotrimoxazol 120 mg x 2-3 viên/ngày
B. Cotrimoxazol 240 mg x 2-3 viên/ngày
C. Cotrimoxazol 360 mg x 2-3 viên/ngày
D. Cotrimoxazol 480 mg x 2-3 viên/ngày
-
Câu 21:
Dấu hiệu Koplic trong bệnh sởi:
A. Có những hạt vàng ở phía trong má
B. Có những hạt trắng ở phía trong má
C. Có những hạt xanh ở phía trong má
D. Có những hạt tím ở phía trong má
-
Câu 22:
Thuốc Nifedipine (Adalat, Procardia, Nifehexa) thuộc ….:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Alpha
-
Câu 23:
Để phòng bệnh uốn ván:
A. Tránh gây tổn thương da và niêm mạc
B. Tuyệt đối vô trùng trong phẫu thuật
C. Tuyệt đối vô trùng trong tiêm chích, cắt rốn trẻ sơ sinh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Dự phòng bệnh lỵ:
A. Dùng tolette hợp vệ sinh
B. Vệ sinh ăn uống, bảo vệ nguồn nước
C. Điều trị tích cực khi bị lỵ cấp tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Điều trị dự phòng bệnh mắt hột bằng Tra sulfaxilum 20% hoặc cloraxin 0,4% trong vòng:
A. 1 - 3 tháng
B. 3 - 6 tháng
C. 6 - 12 tháng
D. 12 - 18 tháng
-
Câu 26:
Thời kỳ khởi phát của viêm não Nhật Bản kéo dài:
A. 1 – 4 ngày
B. 2 – 3 ngày
C. 4 – 8 ngày
D. 8 – 16 ngày
-
Câu 27:
Thuốc kháng viêm Steroides:
A. Hiệu quả trong đợt cấp COPD
B. Hiệu quả trong đợt mạn COPD
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Triệu chứng tim mạch trong nhiễm độc tuyến giáp:
A. Nhịp tim chậm, đánh trống ngực, đau vùng trước tim
B. Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau vùng trước tim
C. Nhịp tim chậm, đánh trống ngực, đau vùng vai và cổ
D. Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau vùng vai và cổ
-
Câu 29:
Động kinh là gì?
A. Tình trạng kích thích não biểu hiện bằng cơn co giật dài, từ từ, không cố định, không tái phát
B. Tình trạng kích thích vỏ não biểu hiện bằng cơn co giật ngắn, đột ngột, cố định, hay tái phát
C. Tình trạng kích thích vỏ não biểu hiện bằng cơn co giật dài, từ từ, không cố định, không tái phát
D. Tình trạng kích thích não biểu hiện bằng cơn co giật ngắn, đột ngột, cố định, hay tái phát
-
Câu 30:
Triệu chứng tuyến giáp trong bướu cổ đơn thuần:
A. Tuyến giáp nhỏ, dính vào da, không di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
B. Tuyến giáp nhỏ, không dính vào da, di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
C. Tuyến giáp to, dính vào da, không di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
D. Tuyến giáp to, không dính vào da, di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt
-
Câu 31:
Dấu hiệu nổi bật nhất của thể não trong bệnh sốt rét ác tính:
A. Nhức đầu, buồn nôn
B. Rối loạn ý thức, sốt cao
C. Cổ cứng, Kernick (+)
D. Hôn mê, tử vong
-
Câu 32:
Biến chứng của bệnh lao:
A. Tràn khí màng phổi
B. Tràn mủ màng phổi
C. Tâm phế mạn, giãn phế quản, xơ phổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Triệu chứng đi tiểu của bệnh viêm đường tiết niệu:
A. Tiểu buốt, tiểu rắt
B. Tiểu đục, tiểu mủ
C. Tiểu máu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Huyết thanh chống độc tố uốn ván SAT sử dụng qua đường:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm bắp
C. Tiêm dưới da
D. Uống
-
Câu 35:
Tiêu chuẩn chính để chẩn đoán thấp tim là:
A. Đoạn PQ trên ECG kéo dài
B. Đau khớp
C. VS máu tăng cao
D. Viêm khớp
-
Câu 36:
Nguyên nhân gây bệnh Basedow:
A. Chưa rõ
B. Cường hormon sinh dục
C. Cơ địa người bệnh
D. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc
-
Câu 37:
Điều trị cắt cơn sốt rét bằng Quinin theo dạng dùng:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Uống
-
Câu 38:
Triệu chứng Ho khạc đàm trong bệnh lao phổi:
A. Lúc đầu chủ yếu là ho, về sau kèm theo triệu chứng khạc đàm cả ngày
B. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào ban đêm, về sau ho khạc đàm cả ngày
C. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi chiều, về sau ho khạc đàm cả ngày
D. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi sáng, về sau ho khạc đàm cả ngày
-
Câu 39:
Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 40:
Insulin điều trị đái tháo đường được sử dụng theo đường:
A. Uống
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Tiêm dưới da