195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự
Với hơn 195 câu trắc nghiệm môn Luật tố tụng dân sự (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp sơ thẩm xử lý như thế nào đối với đơn kháng cáo quá hạn?
A. Tòa án cấp sơ thẩm ra thông báo trả lại đơn
B. Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng
C. Cả hai đáp án đều sai
-
Câu 2:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm?
A. Ngay sau khi đơn kháng cáo được chấp nhận, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
B. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
C. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
-
Câu 3:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát?
A. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
B. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
-
Câu 4:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hạn kháng nghị bản án theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát?
A. Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án
B. Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án
C. Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày nhận được bản án
-
Câu 5:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hạn thông báo thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
A. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức
B. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
C. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức
-
Câu 6:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm?
A. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 01 tháng
B. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng
C. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày
-
Câu 7:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hạn gửi Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm?
A. Phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp
B. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định
C. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định
-
Câu 8:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp như thế nào?
A. 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án
B. 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án
C. 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án
-
Câu 9:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Kiểm sát viên phát biểu những nội dung gì tại phiên tòa phúc thẩm?
A. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm
B. Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật và việc giải quyết vụ án
C. Cả hai câu trên đều sai.
-
Câu 10:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền gì trong thủ tục giám đốc thẩm?
A. Có quyền cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ, cấp giám đốc thẩm chỉ xem xét lại những tài liệu chứng cứ đã được giao nộp theo thủ tục sơ thẩm và thủ tục phúc thẩm
B. Có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án
C. Có quyền tự mình cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc làm đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thu thập
-
Câu 11:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm khi nào?
A. Khi phát hiện có tình tiết mới trong vụ án
B. Khi xét thấy cần thiết Tòa án triệu tập đương sự có liên quan đến việc kháng nghị; nếu họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
C. Khi xét thấy cần thiết Tòa án triệu tập đương sự có liên quan đến việc kháng nghị; nếu họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên tòa
-
Câu 12:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về hòa giải trong giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
A. Tòa án không phải tiến hành thủ tục hòa giải
B. Chỉ hòa giải tại cơ sở
C. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình
-
Câu 13:
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như thế nào về trường hợp vi phạm nội quy phiên tòa?
A. Buộc rời khỏi phòng xử án hoặc xử phạt hành chính
B. Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
-
Câu 14:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát?
A. 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại
B. 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại
C. 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp thì có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại
-
Câu 15:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định quyền của Viện kiểm sát về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự?
A. Có quyền yêu cầu đối với Tòa án giải quyết khiếu nại, tố cáo
B. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật
C. Yêu cầu Tòa án gửi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
Câu 16:
Hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được quy định như thế nào?
A. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016
B. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
C. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với một số trường hợp
-
Câu 17:
Theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng hành chính bao gồm những cơ quan nào?
A. Tòa án, Viện kiểm sát
B. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
C. Tòa án
-
Câu 18:
Theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng hành chính bao gồm những cơ quan nào?
A. Tòa án, Viện kiểm sát
B. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
C. Tòa án
-
Câu 19:
Chọn phương án đúng 1:
A. Kháng cáo quá hạn trong một số trường hợp có thể được Tòa án xét xét chấp nhận
B. Kháng cáo quá hạn trong mọi trường hợp không được Tòa án xét xét chấp nhận
-
Câu 20:
Chọn phương án đúng 2:
A. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
B. Không phải trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án