260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 260 câu hỏi trắc nghiệm Thủ tục hải quan - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch động vật, thực vật, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
A. Thông quan
B. Đưa hàng hóa về bảo quản
C. Giải phóng hàng
D. Tạm giải phóng hàng
-
Câu 2:
Thời hạn người khai hải quan phải thực hiện khai hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu:
A. Thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu
B. Thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu
C. Thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu
D. Thực hiện sau khi hàng hóa đến cửa khẩu
-
Câu 3:
Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan, doanh nghiệp phải làm thủ tục và khai báo:
A. Vận chuyển độc lập
B. Vận chuyển kết hợp
C. Có thể khai báo kết hợp hoặc độc lập
D. Không phải khai báo
-
Câu 4:
Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch, hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra an toàn thực phẩm, căn cứ để cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản tại địa điểm kiểm dịch là:
A. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch
B. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật)
C. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 5:
Trong những phương án về đối tượng sử dụng chứng nhận xuất xứ sau đây, phương án nào phản ánh đối tượng áp dụng chứng nhận xuất xứ form O?
A. Dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cấp GSP
B. Dùng khi xuất khẩu cà phê sang các nước không nằm trong Hiệp hội cà phê quốc tế
C. Dùng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Việt Nam
D. Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp hội cà phê quốc tế
-
Câu 6:
Trong những phương án về các loại chứng từ sau đây, chứng từ nào thuộc bộ chứng từ hải quan?
A. Biên lai kho hàng
B. Hoá đơn thương mại
C. Giấy chứng nhận xuất xứ
D. Phiếu đóng gói
-
Câu 7:
Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan bao gồm:
A. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan
B. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
C. Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải nêu trên
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Trong những phương án sau đây, phương án nào có vai trò của kiểm tra hải quan?
A. Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông quan
B. Kiểm tra hải quan được giới hạn ở mức độ phù hợp kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan
C. Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
D. Thẩm định lại tính trung thực, chính xác của hoạt động khai hải quan của chủ hàng, giúp cơ quan Hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu hàng hóa
-
Câu 9:
Đối với tờ khai được phân luồng là luồng 1 (xanh), người khai hải quan phải:
A. Lưu trữ toàn bộ hồ sơ hải quan dạng giấy tại trụ sở doanh nghiệp theo thời hạn pháp luật hải quan quy định.
B. Lưu trữ toàn bộ hồ sơ hải quan dạng giấy và dạng điện tử tại trụ sở doanh nghiệp theo thời hạn pháp luật hải quan quy định.
C. Nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Hải quan, lưu trữ toàn bộ hồ sơ hải quan dạng giấy tại trụ sở doanh nghiệp theo thời hạn pháp luật hải quan quy định.
D. Nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Hải quan, lưu trữ toàn bộ hồ sơ hải quan dạng giấy và dạng điện tử tại trụ sở doanh nghiệp theo thời hạn pháp luật hải quan quy định.
-
Câu 10:
Trong những phương án về chủ thể thực hiện thủ tục hải quan sau đây, phương án nào là đúng nhất?
A. Chủ đối tượng hải quan, đại lý hải quan, công chức hải quan
B. Người khai hải quan, công chức hải quan
C. Đại lý hải quan, công chức hải quan
D. Người khai hải quan, đại lý hải quan
-
Câu 11:
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan:
A. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật
B. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
C. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan; thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật; việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 12:
Trong các phương án sau đây, phương án nào phản ánh nội dung quy trình thủ tục hải quan?
A. Xuất trình đối tượng hải quan
B. Khai và nộp tờ khai hải quan, hồ sơ hải quan
C. Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan
D. Thực hiện thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải
-
Câu 13:
Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì:
A. Địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan
B. Hàng hóa đưa về bảo quản chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan
C. Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 14:
Trường hợp nào sau đây yêu cầu người khai hải quan phải khai tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan Hải quan:
A. Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, Khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan tự tính toán trị giá tính thuế
B. Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, Khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, Hệ thống tính toán trị giá tính thuế
C. Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, Hệ thống tính toán trị giá tính thuế
-
Câu 15:
Các trường hợp không phải niêm phong hải quan:
A. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất
B. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích
C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 16:
Người khai hải quan không phải nộp chứng từ sau nếu cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:
A. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
B. Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
C. Giấy xác nhận kiến thức về kiểm tra chuyên ngành
-
Câu 17:
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan sau bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng ký chính thức tờ khai:
A. 5 ngày.
B. 15 ngày.
C. 30 ngày.
-
Câu 18:
Đối tượng chịu sự giám sát hải quan bao gồm:
A. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan
B. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
C. Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân; hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 19:
Cơ chế một cửa quốc gia là:
A. Việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp
B. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
C. Cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 20:
Người khai hải quan có nghĩa vụ:
A. Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan
C. Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải
D. Cả 3 trường hợp trên