340 câu trắc nghiệm Logic học
Tracnghiem.net chia sẻ đến các bạn sinh viên bộ 340 câu trắc nghiệm logic học (có đáp án) nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những quy luật, quy tắc của tư duy nhằm đạt tới chân lí. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Có cuộc thoại: Chàng trai - “Nếu em lấy anh thì anh sẽ không để cho em phải khổ”. Cô gái -“Vậy, anh muốn nói rằng, nếu không lấy anh thì đời em sẽ khổ chứ gì?”. Kết luận của cô gái rút ra dựa trên suy luận gì, có hợp logic không?
A. Tam đoạn luận tĩnh lược, hợp logic.
B. Diễn dịch trực tiếp, hợp logic.
C. Diễn dịch trực tiếp, không hợp logic.
D. Kiểu đổi chỗ, không hợp logic.
-
Câu 2:
Nếu mệnh đề “Trong hội nghị này (THNN) có người tán thành ý kiến ấy (TTYKÂ)” là sai, thì mệnh đề nào sau đây sẽ đúng?
A. THNN không phải không có người TTYKÂ.
B. THNN không có ai không TTYKÂ.
C. THNN có vài người không TTYKÂ.
D. B và C đều đúng.
-
Câu 3:
Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 3 là gì?
A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I.
B. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.
C. Tiểu tiền đề là A hay I; kết luận là O hay I.
D. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.
-
Câu 4:
Phân chia khái niệm “Sinh viên” thành các khái niệm:“Sinh viên nữ” - “Sinh viên các nước Châu á” - “Sinh viên giỏi” - “Sinh viên yếu”. Hỏi: Phép phân chia khái niệm như trên vi phạm quy tắc nào:
A. Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
B. Phân chia phải cân đối.
C. Phân chia phải cùng cơ sở.
D. Cả 3 quy tắc đều trên đều bị vi phạm.
-
Câu 5:
Chọn câu đúng trong những nhận định dưới đây:
A. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng sai lầm để khẳng định luận đề là đúng
B. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng thống nhất để khẳng định luận đề là đúng
C. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là sai
D. Loại suy là thao tác logic loại dần các khả năng đúng đắn để khẳng định luận đề là đúng
-
Câu 6:
Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn" - "Mặt hàng này là hàng Việt Nam chất lượng cao":
A. Có 3 thuật ngữ
B. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần
C. Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung
D. Nếu một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng
-
Câu 7:
Sơ đồ suy luận nào đúng?
A. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ ~b.
B. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ b.
C. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ ~b.
D. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ a.
-
Câu 8:
Nếu a là một tư tưởng thì mệnh đề “Một tư tưởng chỉ có một giá trị logic xác định hoặc là đúng hoặc là sai chứ không có khả năng thứ ba” được ký hiệu như thế nào?
A. ~(a ∧ ~a).
B. ~(a ∨ ~a).
C. a ∨ ~a.
D. ~a ∧ a.
-
Câu 9:
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Hàng nhập khẩu không phải là hàng xuất khẩu:
A. Định nghĩa phải cân đối
B. Định nghĩa không được phủ định
C. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
D. Định nghĩa không được luẩn quẩn
-
Câu 10:
Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
A. “Giáo sư” và “Tiến sĩ”.
B. “Người giám đốc” và “Người kế toán trưởng”.
C. “Người kinh doanh giỏi” và “Người kinh doanh không giỏi”.
D. “Người lao động” và “Nhà quản lý”.
-
Câu 11:
Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là A thì kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. A hay I
-
Câu 12:
Bổ sung để có một câu đúng của V.I.Lênin: “Những hình thức logic và những quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là ... của thế giới khách quan”.
A. sản phẩm
B. công cụ nhận thức
C. phản ánh
D. nguồn gốc
-
Câu 13:
“Đôi khi chuồn chuồn bay thấp mà trời không mưa” là phán đoán dạng nào?
A. A
B. I
C. E
D. O
-
Câu 14:
Định nghĩa “Hàng hoá là vật phẩm do lao động làm ra” đã sai vì đã vi phạm quy tắc nào?
A. Định nghĩa phải cân đối
B. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
C. Định nghĩa không được luẩn quẩn
D. Định nghĩa không được phủ định
-
Câu 15:
Kiểu tam đoạn luận đơn AAI, thuộc hình 2 đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, tiểu từ và đại từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Sai, hai tiền đề là toàn thể mà kết luận lại là phán đoán bộ phận.
D. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.
-
Câu 16:
“Hầu hết sinh viên lớp ta đều dự thi môn Logic học” là phán đoán gì?
A. PĐ bộ phận.
B. PĐ toàn thể.
C. PĐ toàn thể - khẳng định.
D. PĐ tình thái - khẳng định.
-
Câu 17:
Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Chứng minh là thao tác logic ...”.
A. đi từ những tiền đề tới kết luận đúng.
B. thuyết phục người khác chấp nhận tính chân thực của luận đề do mình đưa ra.
C. dựa trên các luận cứ chân thực để xác lập tính chân thực của luận đề.
D. vạch ra tính sai lầm của phản luận đề.
-
Câu 18:
Thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm (KN) được gọi là gì?
A. Mở rộng và thu hẹp KN.
B. Phân chia KN.
C. Định nghĩa KN.
D. Phân chia và định nghĩa KN.
-
Câu 19:
Cách phân chia khái niệm (KN) nào sau đây đúng?
A. KN thực và KN ảo.
B. KN chung và KN riêng.
C. KN riêng, KN vô hạn và KN hữu hạn.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 20:
Ba bộ phận cấu thành một chứng minh là gì?
A. Luận cứ, luận đề, lập luận.
B. Diễn dịch, quy nạp, loại suy.
C. Đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận.
D. Dữ kiện, giả thuyết, kiểm chứng.
-
Câu 21:
“Hầu hết người Việt Nam đều là người yêu nước” và “Không có chuyện mọi người Việt Nam đều là người yêu nước” là hai phán đoán có quan hệ gì?
A. QH mâu thuẫn.
B. QH lệ thuộc.
C. QH tương phản trên.
D. QH tương phản dưới.
-
Câu 22:
Kiểu tam đoạn luận đơn OAO, thuộc hình 4 đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.
B. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.
C. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
D. Sai, tiểu từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.
-
Câu 23:
Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không: "Các doanh nghiệp giỏi không bị phá sản" - "Doanh nghiệp này không bị phá sản" - " Doanh nghiệp này là doanh nghiệp giỏi:
A. Phải có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung
B. Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không rút ra được kết luận
C. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần
D. Có 3 thuật ngữ
-
Câu 24:
Mâu thuẫn (MT) nào xuất hiện một cách chủ quan, thể hiện dưới dạng cặp phán đoán trái ngược nhau và làm bế tắt tiến trình tư duy?
A. MT biện chứng.
B. MT của nhận thức.
C. MT của tư duy.
D. MT logic.
-
Câu 25:
Cặp phán đoán ”Người VN yêu nước” và “Vài người VN không yêu nước” bị chi phối trực tiếp bởi quy luật nào?
A. QL phi mâu thuẫn.
B. QL loại trừ cái thứ ba.
C. QL loại trừ cái thứ ba và QL đồng nhất.
D. QL loại trừ cái thứ ba, QL đồng nhất và QL phi mâu thuẫn.
-
Câu 26:
Luận ba đoạn sau có giá trị gì ? "Mọi người có học vấn là người có văn hoá" - "Bình là người có học vấn" - "Do đó, Bình là người có văn hoá":
A. Đúng tiền đề nhưng sai quy tắc
B. Đúng quy tắc nhưng sai tiền đề
C. Là luận ba đoạn sai
D. Là luận ba đoạn đúng
-
Câu 27:
Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất về các hình thức của tư duy:
A. Khái niệm, phán đoán, cảm giác
B. Khái niệm, phán đoán, suy lý
C. Khái niệm, tri giác, biểu tượng
D. Phán đoán, suy lý, biểu tượng
-
Câu 28:
Cho luận ba đoạn sau: "Mọi số chia hết cho 4 đều chia hết cho 2" - "Số này chia hết cho 2" - "Vậy số này chia hết cho 4". Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?
A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần
B. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận
C. Phải có một tiền đề là phán đoán chung
D. Có 3 thuật ngữ
-
Câu 29:
Logic học gọi toàn thể các phần tử có cùng dấu hiệu bản chất hợp thành đối tượng tư tưởng là gì?
A. Khái niệm.
B. Nội hàm khái niệm.
C. Bản chất của khái niệm.
D. A, B và C đều sai.
-
Câu 30:
Phán đoán nào tương đương với phán đoán “Nếu ông ấy không tham ô thì ông ấy không bị cách chức và cũng không bị truy tố”?
A. Nếu ông ấy bị truy tố hay bị cách chức thì ông ấy đã tham ô.
B. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức và bị truy tố.
C. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức hay bị truy tố.
D. Vẫn có chuyện ông ấy tham ô mà không bị cách chức.