467 câu trắc nghiệm Xác suất thống kê
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 467 câu hỏi trắc nghiệm Xác suất thống kê - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Kiểm định giả thuyết \({H_0}:\mu = \) điểm trung bình môn Xác suất thống kê là 7,0 điểm. Khi tổng kết môn học, ta tính được điểm trung bình là 7,16 điểm và chấp nhận giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%. Hãy chọn khẳng định phù hợp nhất.
A. Điểm trung bình môn học thấp hơn 7,0 điểm
B. Điểm trung bình môn học cao hơn 7,0 điểm
C. Điểm trung bình môn học vẫn là 7,0 điểm
D. Điểm trung bình môn học không phải là 7,0 điểm
-
Câu 2:
Trong kỳ thi THPT Quốc Gia, mỗi lớp thi gồm 24 thí sinh được sắp xếp vào 24 bàn khác nhau. Bạn Nam là một thí sinh dự thi, bạn đăng ký 4 môn thi và cả 4 lần thi đều thi tại một phòng duy nhất. Giả sử giám thị xếp thí sinh vào vị trí một cách ngẫu nhiên, tính xác xuất để trong 4 lần thi thì bạn Nam có đúng 2 lần ngồi cùng vào một vị trí:
A. \(\frac{{253}}{{1152}}\)
B. \(\frac{{899}}{{1152}}\)
C. \(\frac{4}{7}\)
D. \(\frac{{26}}{{35}}\)
-
Câu 3:
A và B là hai biến cố độc lập. Xác suất \(P(\overline A /B)\) bằng:
A. P(B)
B. \(P(\overline A )\)
C. P(A)
D. \(P(\overline B )\)
-
Câu 4:
Trong một tuần bạn A dự định mỗi ngày đi thăm một người bạn trong 12 người bạn của mình. Hỏi bạn A có thể lập được bao nhiêu kế hoạch đi thăm bạn của mình (thăm một bạn không quá một lần)?
A. 3991680
B. 12!
C. 35831808
D. 7!
-
Câu 5:
Số giao điểm tối đa của 5 đường tròn phân biệt là:
A. 10
B. 20
C. 18
D. 22
-
Câu 6:
Một lô sản phẩm gồm 8 loại I và 2 loại II. Từ lô đó lấy liên tiếp 3 lần, mỗi lần 1 sản phẩm, sản phẩm lấy ra có hoàn lại. X là số sản phẩm loại I lấy được. Xác suất P[X=0]:
A. 0
B. 0,067
C. 0,096
D. 0,024
-
Câu 7:
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 2, , 9?
A. 15120
B. 95
C. 59
D. 126
-
Câu 8:
Tín hiệu thông tin được phát 3 lần với xác suất thu được mỗi lần là 0,4. Xác suất để nguồn thu nhận được thông tin đó.
A. 0,216
B. 0,784
C. 0,064
D. 0,936
-
Câu 9:
Trong một hộp chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?
A. 27
B. 9
C. 6
D. 3
-
Câu 10:
Trong hộp bi có 6 viên đỏ và 4 viên đen (cùng kích cỡ). Rút ra ngẫu nhiên 2 viên bi. Xác suất để trong 2 viên bi rút ra có ít nhất 1 viên đỏ:
A. 1/10
B. 2/15
C. 1/3
D. 13/15
-
Câu 11:
Khảo sát thu nhập 36 người trong công ty thì có đến 24 ngƣời có thu nhập ở mức trung bình. Tìm số người có mức thu nhập trung bình trong công ty với mức ý nghĩa 5%, biết rằng hiện nay công ty có 180 nhân viên.
A. Từ 92 đến 148 người
B. Trên 92 người
C. Tối đa 148 người
D. Khoảng 120 người
-
Câu 12:
Một lớp học có 30 sinh viên, trong đó có 5 em giỏi, 10 em khá và 10 em trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 em trong lớp. Xác suất để cả 3 em được chọn đều là sinh viên yếu:
A. 1/406
B. 1/203
C. 6/203
D. 3/145
-
Câu 13:
Đội văn nghệ của nhà trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12C. Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ để biểu diễn trong lễ bế giảng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn?
A. 126
B. 102
C. 98
D. 100
-
Câu 14:
Phải gieo ít nhất bao nhiêu con xúc xắc cân đối đồng chất để xác suất “có ít nhất 1 con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm” lớn hơn hay bằng 0,9:
A. 14
B. 13
C. 12
D. 11
-
Câu 15:
Chiều cao của nam giới đã trưởng thành là biến ngẫu nhiên X(cm) có phân phối N(165; 25). Tỉ lệ nam giới đã trưởng thành cao từ 1,65m đến 1,75m là:
A. 1,6%;
B. 42,75%;
C. 45,96%;
D. 47,73%.
-
Câu 16:
X có luật phân phối:
X -2 0 1 3 PX 1/4 1/4 1/3 1/6 Kỳ vọng của (X2 − 1) là:
A. 11/6
B. 17/6
C. 5/6
D. 23/6
-
Câu 17:
Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa vào 5 lọ khác nhau (mội lọ cắm không quá một một bông)?
A. 60
B. 10
C. 15
D. 720
-
Câu 18:
Trong trận chung kết bóng đá phải phân định thắng thua bằng đá luân lưu 11 mét. Huấn luyện viên mỗi đội cần trình với trọng tài một danh sách sắp thứ tự 5 cầu thủ trong số 11 cầu thủ để đá luân lưu 5 quả 11 mét. Hãy tính xem huấn luyện viên của mỗi đội có bao nhiêu cách lập danh sách gồm 5 cầu thủ
A. 462
B. 55
C. 55440
D. 11!.5!
-
Câu 19:
Đẳng thức nào sau đây là đúng?
A. \(1 + 2 + 3 + 4 + .... + n = \mathop C\nolimits_{n + 1}^2\)
B. \(1 + 2 + 3 + 4 + .... + n = \mathop A\nolimits_{n + 1}^2 \)
C. \(1 + 2 + 3 + 4 + .... + n = \mathop C\nolimits_n^1 + \mathop C\nolimits_n^2 + .... + \mathop C\nolimits_n^n \)
D. \(1 + 2 + 3 + 4 + .... + n = \mathop A\nolimits_n^1 + \mathop A\nolimits_n^2 + .... + \mathop A\nolimits_n^n \)
-
Câu 20:
Cho \(X \sim B\left( {5;0.25} \right)\). Giá trị P(X > 3) bằng:
A. 0,016525
B. 0,065125
C. 0,056125
D. 0,015625
-
Câu 21:
Trong bài toán kiểm định cho phương sai của biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, với cặp giả thuyết, đối thuyết \(\left\{ \begin{array}{l} {H_0}:{\sigma ^2} = \sigma _0^2\\ {H_1}:{\sigma ^2} \ne \sigma _0^2 \end{array} \right.\)
Trường hợp kỳ vọng \(\mu\) đã biết, ta chọn thống kê để kiểm định là:
A. \(U = \frac{{\left( {\overline X - {\mu _0}} \right)}}{\sigma }\sqrt n\)
B. \(T = \frac{{\left( {\overline X - {\mu _0}} \right)}}{{S'}}\sqrt n\)
C. \({\chi ^2} = \frac{{n{S^{*2}}}}{{\sigma _0^2}}\)
D. \(U = \frac{{\left( {f - {p_0}} \right)}}{{\sqrt {{p_0}\left( {1 - {p_0}} \right)} }}\sqrt n\)
-
Câu 22:
Một trung tâm Tai–Mũi–Họng có tỉ lệ bệnh nhân Tai, Mũi, Họng tương ứng là 25%, 40%, 35%; tỉ lệ bệnh nặng phải mổ tương ứng là 1%, 2%, 3%. Chọn ngẫu nhiên một bệnh nhân từ trung tâm này thì được người bị mổ. Xác suất để người được chọn bị bệnh Mũi là:
A. 0,008;
B. 0,021;
C. 0,312;
D. 0,381.
-
Câu 23:
Trong một ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn 3 người trong ban thường vụ. Nếu không có sự phân biệt về chức vụ của 3 người trong ban thường vụ thì có bao nhiêu các chọn?
A. 25
B. 42
C. 50
D. 35
-
Câu 24:
Có 3 hộp, mỗi hộp đựng 5 viên bi, trong đó hộp thứ nhất có 1 bi trắng; hộp thứ hai có 2 bi trắng; hộp thứ ba có 3 bi trắng. Chọn ngẫu nhiên một hộp rồi từ hộp đó lấy ngẫu nhiên ra 3 bi (lấy không hoàn lại). Tìm xác suất để lấy được 3 bi trắng:
A. 1/6
B. 1/3
C. 1/30
D. 1/10
-
Câu 25:
Cho X là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn kỳ vọng μ = 10, phương sai σ2 = 2.52. Xác suất của biến cố p[6 ≤ X < 14] là:
A. 0.49714
B. 0.9836
C. 0.9936
D. 0.8904
-
Câu 26:
Hai người cùng bắn vào một con thú. Khả năng bắn trúng của từng người là 0,8 và 0,9. Xác suất để thú bị trúng đạn:
A. 0,98
B. 0,72
C. 0,28
D. 0,02
-
Câu 27:
Có bao nhiêu cách sắp xếp 4 người vào 4 ghế ngồi được bố trí quanh một bàn tròn?
A. 12
B. 24
C. 4
D. 6
-
Câu 28:
An muốn qua nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến nhà Bình có 4 con đường đi, từ nhà Bình tới nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường đi đến nhà Cường?
A. 6
B. 4
C. 10
D. 24
-
Câu 29:
Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm một món ăn trong năm món, một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng và một nước uống trong ba loại nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn.
A. 25
B. 75
C. 100
D. 15
-
Câu 30:
Một hộp chứa 5 bóng đỏ và 5 bóng xanh. Lấy ngẫu nhiên ra 2 quả bóng. Nếu chúng cùng mầu thì thắng 1,1$ nếu khác màu thì thắng -1$ (nghĩa là thua 1$). Gọi X là số tiền thắng sau 1 ván đấu. EX2 = ?
A. 0,093
B. 1,093
C. 2,045
D. 1,186