690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Phương pháp nào sau đây được dùng chủ yếu trong phòng chống ĐVCĐ khẩn cấp:
A. Quản lý môi trường
B. Hoá học
C. Sinh học
D. Di truyền hoc
-
Câu 2:
Để chẩn đoán bệnh giun chỉ bạch huyết tại cộng đồng người ta dùng:
A. Test Diethylcarbamazine (DEC) liều 4mg/kg duy nhất
B. Test DEC liều 15mg/kg duy nhất
C. Test DEC liều 4mg/kg x 3 ngày liên tiếp
D. Phản ứng nội bì với kháng nguyên giun chỉ
-
Câu 3:
Sán lá ruột trưởng thành ký sinh ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Tá tràng
B. Hổng tràng
C. Manh tràng
D. Trực tràng
-
Câu 4:
Giun tóc trửơng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Đường mật
D. Đường bạch huyết
-
Câu 5:
Người khoẻ mạnh khi xét nghiệm trực tiếp ta có thể tìm thấy vi nấm Candida ở:
A. Ruột
B. Âm đạo
C. Phế quản
D. Miệng, ruột, âm đạo, các nếp xếp da quanh hậu môn và phế quản của một số người được thử
-
Câu 6:
Giống rận truyền bệnh sốt hồi quy chấy, rận là do:
A. Hút máu người truyền mầm bệnh
B. Truyền qua dịch tiết
C. Truyền qua chất thải
D. Truyền qua chất thải tại vị trí cắn
-
Câu 7:
Kiểm soát động vật chân khớp là dùng các biện pháp khác nhau nhằm tiêu diệt động vật chân khớp có hại:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Kiểm soát động vật chân đốt bằng biện pháp hoá học:
A. Khi dịch bệnh đang ở giai đoạn ổn định
B. Khi dịch bệnh đang xãy ra
C. Chỉ cần sử dụng đơn thuần là đủ
D. Cần phải sử dụng liên tục và lâu dài
-
Câu 9:
Khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị
B. Tiêu chảy giống lỵ
C. Sa trực tràng
D. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa.
-
Câu 10:
Xét nghiệm dịch nảo tuỷ trong bệnh do Angiostrongylus cantonensis có thể tìm thấy giun non?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Để thực hiện chức năng sống ký sinh, KST có thể mất đi những bộ phận không cần thiết và phát triển những bộ phận cần thiết
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá phổi:
A. Limnea
B. Bulimus
C. Planorbis
D. Melania
-
Câu 13:
Ctenocephallus canis là vật chủ trung gian truyền bệnh Sán do:
A. Hymenolepis nana
B. Dipylidium caninum
C. Fasciolopsis buski
D. Clonorchis sinensis
-
Câu 14:
Hệ cơ quan nào không có trong cơ thể giun hình ống
A. Tiêu hoá
B. Tuần Hoàn
C. Thần kinh
D. Bài tiết
-
Câu 15:
Trứng Trichuris trichiura có đặc điểm
A. Hình bầu dục, vỏ dày, xù xì, bên ngoài là lớp albumin
B. Hình cầu, vỏ dày, có tia
C. Hình bầu dục, hơi lép một bên, bên trong có sẵn ấu trùng
D. Hình giống như trái cau, vỏ dày, hai đầu có nú
-
Câu 16:
Gnasthostoma spinigerum là loại giun ký sinh ở vị trí cơ thể nào của chó mèo:
A. Vách dạ dày
B. Ruột non
C. Ruột già
D. Gan
-
Câu 17:
Phòng bệnh viêm da do sán máng:
A. Diệt ốc
B. Bôi dầu rái cá lên da trước khi tiếp xúc với nước
C. Uống thuốc đặc hiệu
D. Diệt ốc, bôi dầu rái cá lên da trước khi tiếp xúc với nước
-
Câu 18:
Muốn có kết quả phòng chống ĐVCĐ tốt bằng phương pháp quản lý môi trường cần:
A. Có kiến thức tốt về môi trường
B. Có kiến thức tốt về sinh học, sinh thái của côn trùng muốn kiểm soát
C. Lên kế hoạch cẩn thận
D. Phối hợp với các phương pháp khác
-
Câu 19:
Vật chủ phụ thứ hai của các loại giun họ Anisakinae là:
A. Cá thu, cá mòi
B. Mực, bạch tuộc
C. Giáp xác biển
D. Cá thu, cá mòi, mực , bạch tuộc
-
Câu 20:
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bệnh lý thuận lợi cho vi nấm Candida gây bệnh:
A. Đái tháo đường
B. Béo phì
C. Bệnh nấm da
D. Suy dinh dưỡng
-
Câu 21:
ĐVCĐ nào sau đây vừa là ký chủ trung gian truyền bệnh vừa là vector truyền bệnh:
A. Bọ chét Ctenocephalide canis
B. Ốc Lymnea
C. Ốc Planobus
D. Muỗi Anopheles
-
Câu 22:
Ruồi vàng Simulium có đặc điểm:
A. Có màu sẩm, kích thước 1-16mm, mắt bé, râu ngắn
B. Có kích thước nhỏ 1-4mm màu nhạt, thân có nhiều lông, dạng gù.mãnh dẽ. Ăngten có nhiều lông, vòi ngắn, mắt to, xám
C. Có màu sáng, kích thước 1-5mm, mắt lớn, râu ngắn
D. Có kích thước nhỏ 1-5mm màu sãm, mắt rất lớn, râu ngắn
-
Câu 23:
Kích thước của trứng sán lá gan nhỏ:
A. (10x20)\(\mu m\)
B. (20x27)\(\mu m\)
C. (30x40)\(\mu m\)
D. (40x60) \(\mu m\)
-
Câu 24:
Anh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ trong quá trình ký sinh dẫn đến các kết quả sau trừ:
A. KST bị tiêu diệt
B. Vật chủ chế
C. Bệnh KST có tính chất cơ hội
D. Cùng tồn tại với vật chủ
-
Câu 25:
Giun móc/mỏ trưởng thành ký sinh ở:
A. Ở manh tràng
B. Ở tá tràng
C. Đường bạch huyết
D. Đường mật
-
Câu 26:
Vi tuần hoàn bị tắt nghẽn trong sốt rét:
A. Có thể xãy ra với tất cả loài KSTSR
B. Do chu kỳ vô tính gây ra
C. Là nguyên nhân gây ra sốt rét tái phát
D. Là đặc điểm của P. falciparum
-
Câu 27:
Để chẩn đoán bệnh nhân bị lỵ amip, khi xét nghiệm phân tìm thấy:
A. Thể hoạt động ăn hồng cầu
B. Thể hoạt động bé chưa ăn hồng cầu
C. Thể bào nang
D. Thể bào nang nhưng có rối loạn tiêu hoá
-
Câu 28:
Bào nang của Entamoeba histolytica nhiễm vào người:
A. Qua đường tiêu hoá
B. Qua đường hô hấp
C. Qua đường da
D. Do ruồi là vecteur truyền bệnh cho người
-
Câu 29:
Ký sinh trùng muốn sống, phát triển và duy trì nòi giống nhất thiết phải có các điều kiện cần và đủ ngoại trừ
A. Môi trường thích hợp
B. Nhiệt độ cần thiết
C. Vật chủ tương ứng và khối cảm thụ
D. Độ ẩm cần thiết
-
Câu 30:
Người bị nhiễm Entamoeba histolytica:
A. Luôn luôn có biểu hiện lâm sàng rõ rệt
B. Không bị bệnh gì cả
C. Là người mang mầm bệnh và phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi
D. Chỉ là người mang mầm bệnh