Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiNhận định Sai.
Bởi vì:
Trong hệ thống chính trị nước ta, gồm có 3 thiết chế hợp thành tác động vào hệ thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Trong đó, Nhà nước là thiết chế giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã được Hiến pháp xác định đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tại Điều 4 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho nên Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước: Đảng lãnh đạo thông qua việc hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các đảng viên của Đảng đã được Đảng giới thiệu vào nắm giữ các vị trí chủ chốt và các đảng viên trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật và có cơ chế đảm bảo cho những chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong đời sống xã hội.
Nhưng, Nhà nước mới là vị trí quan trọng nhất, là trung tâm chi phối hệ thống chính trị. Cụ thể:
- Nhà nước quyết định cơ cấu hệ thống chính trị, quyết định có bao nhiêu Đảng hoạt động, quyết định đưa Điều 4 quy định về vai trò của Đảng vào trong Hiến pháp trong quá trình xây dựng Hiến pháp.
- Nhà nước điều hành, điều phối các lực lượng trong bộ máy Nhà nước và quân đội để thực hiện cưởng chế, bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc.
320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
Sưu tầm 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hiến pháp có đáp án, dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi, sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra.