320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
A. Có đối tượng điều chỉnh riêng
B. Có phương pháp điều chỉnh riêng
C. Có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp đièu chỉnh riêng
D. Hiến pháp chi phối các ngành luật khác.
-
Câu 2:
Trong các chủ thể sau thì chủ thể nào là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật Hiến pháp?
A. Nhân dân
B. Đại biểu Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Câu 3:
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
A. Tất cả các quan hệ xã hội
B. Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước
C. Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
D. Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.
-
Câu 4:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
A. Bình đẳng thỏa thuận
B. Mệnh lệnh hành chính
C. Định nghĩa bắt buộc quyền uy
D. Tất cả các phương pháp trên.
-
Câu 5:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều được chứa đựng trong đạo luật Hiến pháp
B. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tài
C. Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
D. Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định, quy định và chế tài.
-
Câu 6:
Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành là:
A. Đạo luật Hiến pháp
B. Ngành luật Hiến pháp
C. Khoa học luật Hiến pháp
D. Môn học luật Hiến pháp
-
Câu 7:
“Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng…”. Đây là khái niệm của:
A. Đạo luật Hiến pháp
B. Ngành luật Hiến pháp
C. Khoa học luật Hiến pháp
D. Môn học luật Hiến pháp
-
Câu 8:
“Bao gồm tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước,…”. Đây là khái niệm của:
A. Đạo luật Hiến pháp
B. Ngành luật Hiến pháp
C. Khoa học luật Hiến pháp
D. Môn học luật Hiến pháp
-
Câu 9:
Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La mã cổ đại.
B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.
C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.
D. Hiến pháp -đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.
-
Câu 10:
Căn cứ vào hình thức thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Cương tính
B. Thành văn
C. Nhu tính
D. Bất thành văn
-
Câu 11:
Căn cứ vào nội dung thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Hiện đại
B. Thành văn
C. Nhu tính
D. Cổ điển
-
Câu 12:
Căn cứ vào thủ tục ban hành thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Thành văn
C. Cương tính
D. Nhu tính
-
Câu 13:
Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Thành văn
C. Cương tính
D. Tư sản
-
Câu 14:
Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:
A. 1980
B. 1992
C. 2001
D. 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001
-
Câu 15:
Hiến pháp do chủ thể nào công bố?
A. Quốc hội
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Chính phủ
-
Câu 16:
Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”?
A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)
B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)
C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)
D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)
-
Câu 17:
Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)
B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)
C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)
D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)
-
Câu 18:
Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Việc tổ chức quyền lực nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”.
A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)
B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)
C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)
D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)
-
Câu 19:
Chính thể của nước ta hiện nay là:
A. Quân chủ đại nghị
B. Cộng hòa tổng thống
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa quý tộc
-
Câu 20:
Hình thức cấu trúc của nước ta là:
A. Liên bang
B. Liên minh
C. Liên hiệp
D. Đơn nhất
-
Câu 21:
Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?
A. Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
B. Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật.
C. Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viên.
D. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế.
-
Câu 22:
Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết dân tộc?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D. Liên đoàn lao động Việt Nam
-
Câu 23:
Hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Không có hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu nào?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Cả ba hình thức sở hữu trên
-
Câu 25:
Trong khoảng thời gian đầu tháng 3/2008, để hút nguồn vốn về phía mình nên một số ngân hàng đã tăng lãi suất kỳ gửi ngắn hạn lên rất cao. Điều này dẫn đến một thực trạng là hàng loạt các ngân hàng bị mất một số lượng lớn tiền do khách hàng rút ra để gửi sang các ngân hàng có lãi suất cao hơn. Trước tình trạng này để ổn định tình hình Chính phủ đã áp đặt trần lãi suất tối đa cho tất cả các ngân hàng là 12%/năm. Hỏi động thái này của Chính phủ đã thể hiện hình thức nào trong chính sách quản lý nền kinh tế của Nhà nước ta?
A. Quản lý bằng pháp luật
B. Quản lý bằng chính sách
C. Quản lý bằng kế hoạch
D. Quản lý bằng cách kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước