320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị:
A. Tước quốc tịch Việt Nam
B. Thôi quốc tịch Việt Nam
C. Hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng
-
Câu 3:
Theo Hiến pháp năm 2013, CO’ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
A. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
B. Tòa án nhân dân tối cao
C. Quốc hội
D. Chính phủ
-
Câu 4:
“Bao gồm tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước,…”. Đây là khái niệm của:
A. Đạo luật Hiến pháp
B. Ngành luật Hiến pháp
C. Khoa học luật Hiến pháp
D. Môn học luật Hiến pháp
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu nào?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Cả ba hình thức sở hữu trên
-
Câu 6:
Bản Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp thứ mấy của nước ta?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên
B. Bản Hiến pháp thứ hai
C. Bản Hiến pháp thừ ba
-
Câu 7:
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội Hội đồng nhân dân là?
A. Quyền của mọi công dân.
B. Chỉ đối với công dân từ 18 tuổi trở lên và từ 21 tuổi trở lên.
C. Chỉ đối với công dân đủ 18 tuổi trở lên và đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 8:
Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể bị quốc hữu hoá hay không?
A. Có thể
B. Không thể
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 9:
Ở nước ta, các cơ quan có chức năng xét xử là?
A. Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác
B. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
C. Bộ tư pháp và Toà án nhân dân
-
Câu 10:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Quyền con người có tính giai cấp
B. Quyền công dân và quyền con người không có mối liên hệ với nhau
C. Quyền công dân có tính giai cấp
D. Tất cả nhận định trên đều sai
-
Câu 11:
Ở nước ta, Chủ tịch nước do ai bầu ra?
A. Quốc hội
B. Nhân dân
C. Chính phủ
-
Câu 12:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Thành văn
C. Cương tính
D. Tư sản
-
Câu 14:
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, lao động là quyền của công dân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền công bố Hiến pháp, luật?
A. Chủ tịch Quốc hội
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch nước
-
Câu 16:
Cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở nước ta hiện nay là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. Uỷ ban nhân dân
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 17:
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Theo hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu.
B. Theo Hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước.
C. Theo Hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội bổ nhiệm.
-
Câu 18:
Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp khi nào?
A. Có yêu cầu của Chính phủ.
B. Có yêu cầu của Nhân dân.
C. Có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
-
Câu 19:
Hiến pháp do chủ thể nào công bố?
A. Quốc hội
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Chính phủ
-
Câu 20:
Ở địa phương, cơ quan nào sau đây do Nhân dân trực tiếp bầu ra?
A. Hội đồng nhân dân
B. Uỷ ban nhân dân
C. Toà án nhân dân
-
Câu 21:
Bối cảnh xây dựng Hiến pháp 2013 không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nhu cầu nội luật hóa các cam kết quốc tế.
B. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
C. Hai miền Nam, Bắc vừa thống nhất, cùng xây dựng CNXH.
D. Đường lối đổi mới về kinh tế trong Hiến pháp 1992 đã có những kết quả tốt.
-
Câu 22:
Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh?
A. Chủ nhiệm ủy ban tư pháp của Quốc hội
B. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
C. Chủ tịch nước
D. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
-
Câu 23:
Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”?
A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)
B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)
C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)
D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)
-
Câu 24:
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Bộ Nội vụ
-
Câu 25:
Đa số các quy phạm pháp luật Hiến pháp thường thiếu bộ phận:
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Quy định và chế tài