920+ câu trắc nghiệm Luật giáo dục
Tài liệu gồm 921 câu hỏi trắc nghiệm trắc nghiệm Luật giáo dục dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 2:
Viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 3:
Viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 4:
Chọn đáp án đúng:
A. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
B. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
C. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án ban hành.
D. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án ban hành.
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng:
A. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
B. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
C. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án được ban hành.
-
Câu 6:
Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ bao nhiêu năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển?
A. đủ 05 năm
B. 05 năm
C. 03 năm
D. 01 năm
-
Câu 7:
Mục tiêu của giáo dục là:
A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
Câu 8:
Nền giáo dục Việt Nam là?
A. nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
B. nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
C. nền giáo dục có tính nhân dân, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
-
Câu 9:
Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý nào?
A. học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình.
B. học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
C. học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
-
Câu 10:
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm?
A. giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, tại chức
C. giáo dục chính quy và giáo dục tại chức
-
Câu 11:
Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình nào dưới đây?
A. công lập, dân lập
B. công lập, tư thục.
C. công lập, dân lập và tư thục
-
Câu 12:
Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ bao nhiêu tuổi?
A. ba tháng tuổi đến sáu tuổi
B. mười hai tháng tuổi đến sáu tuổi
C. sáu tháng tuổi đến sáu tuổi
-
Câu 13:
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với?
A. nhà trường, nhà trẻ
B. nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
C. Tất cả đáp án trên
-
Câu 14:
Trường tiểu học là?
A. cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
B. cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
C. cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục , có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
-
Câu 15:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là?
A. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
B. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng.
C. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
D. Tất cả đáp án trên.
-
Câu 16:
Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn bao nhiêu tuổi so với tuổi quy định
A. 2 tuổi
B. 3 tuổi
C. 4 tuổi
D. 5 tuổi
-
Câu 17:
Học sinh không được lưu ban quá bao nhiêu lần trong một cấp học?
A. 01 lần
B. 02 lần
C. 03 lần
D. 04 lần
-
Câu 18:
Thế nào là tham nhũng?
A. Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
B. Tham nhũnglà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
C. Tham nhũnglà hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
D. Tham nhũnglà hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
-
Câu 19:
Những người nào có nghĩa vụ kê khai tài sản?
A. Cán bộ, công chức nhà nước.
B. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
C. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 20:
Thời gian tập sự đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học là bao nhiêu tháng?
A. 6 tháng
B. 9 tháng
C. 10 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 21:
Thời gian tập sự đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng là bao nhiêu tháng?
A. 6 tháng
B. 9 tháng
C. 10 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 22:
Thời gian tập sự đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp là bao nhiêu tháng?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 23:
Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật có được tính vào thời gian tập sự hay không?
A. Có
B. Không
C. Tùy từng cơ quan
-
Câu 24:
Chọn đáp án đúng:
A. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi chủ quan của viên chức thì viên chức phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của viên chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.
B. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của viên chức thì viên chức phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi chủ quan của viên chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.
C. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của viên chức thì viên chức phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của viên chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.
-
Câu 25:
Trường hợp thiệt hại xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì viên chức liên quan khôngcó phải chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả không?
A. Có
B. Không
C. Do thủ trưởng cơ quan quyết định
D. Tùy trường hợp
-
Câu 26:
Căn cứ kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp ra quyết định yêu cầu viên chức bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả; trong quyết định phải ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường, hoàn trả.
A. 10 ngày
B. 15 ngày
C. 20 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 27:
Nghị quyết số 19-NQ/TW được Ban Chấp hành Trung ương khóa II thông qua tại Hội nghị lần thứ mấy?
A. III
B. IV
C. V
D. VI
-
Câu 28:
Nghị quyết số 19-NQ/TW được Ban Chấp hành Trung ương khóa II ban hành ngày tháng năm nào?
A. 25/10/2017
B. 28/10/2017
C. 30/10/2017
D. 31/10/2017
-
Câu 29:
Phạm vi điều chỉnh của luật giáo dục là gì?
A. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
C. Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục .
D. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách.
-
Câu 30:
Tính chất của giáo dục?
A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
B. Đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi người học
C. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
D. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.