1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn một câu đúng nhất. Bệnh nhiễm trùng-truyền nhiễm có khuynh hướng tồn tại và phát triển là do:
A. Con người không thể khống chế được bệnh
B. Các vi sinh vật gây bệnh tìm cách đề kháng các kháng sinh mới
C. Theo thời gian người ta tìm ra nhiều tác nhân gây bệnh mới
D. Các phương pháp điều trị có nhiều tác dụng phụ
-
Câu 2:
Chọn một câu đúng nhất. Nhiễm khuẩn là:
A. tình trạng một vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
B. tồn tại một vi khuẩn ở một nơi trong cơ thể
C. phản ứng của cơ thể khi có một vi khuẩn xâm nhập
D. tình trạng luôn luôn có biểu hiện triệu chứng nặng
-
Câu 3:
Chọn một câu đúng nhất. Vi khuẩn ký sinh ở người:
A. hoàn toàn không lợi gì cho cơ thể
B. không gây bệnh dưới mọi điều kiện nào
C. là một hàng rào bảo vệ cơ thể
D. đều có khả năng sinh tổng hợp giúp cho cơ thể
-
Câu 4:
Tác nhân gây bệnh nào sau đây thuộc lớp vi khuẩn nhưng có thể xếp vào lớp virus:
A. Prion
B. Virus
C. Nấm bậc thấp
D. Chlamydia
-
Câu 5:
Chọn một câu đúng nhất. Virus là tác nhân:
A. chỉ tồn tại ở nội bào và có thể gây bệnh cho tế bào
B. chỉ được kết cấu các acid amin và chuổi peptide
C. tồn tại nội bào và phát triển ở nguyên sinh chất
D. gây ra bệnh creutzfeldt jacob.
-
Câu 6:
Chọn một câu đúng nhất. Trong dịch tễ học bệnh truyền nhiễm:
A. bệnh lẻ tẻ, không lây lan gọi là bệnh lưu hành địa phương
B. dịch lưu hành địa phương lây lan dễ nhưng hạn chế ở địa phương đó
C. bệnh gây đại dịch có qui mô lây lan lớn trong một địa phương hạn chế
D. hình thái dịch hay gặp là dịch lớn - đại dịch
-
Câu 7:
Chọn một câu đúng nhất. Trong bệnh truyền nhiễm, nguồn lây:
A. gồm người bị bệnh và người lành mang mầm bệnh
B. là nơi tồn tại tự nhiên của tác nhân gây bệnh
C. là nơi tồn tại tình cờ của tác nhân gây bệnh
D. gồm người bệnh và động vật bị bệnh
-
Câu 8:
Chọn một câu đúng nhất. Lây truyền trong bệnh truyền nhiễm:
A. qua thức ăn nhiễm khuẩn thường lây lan nhanh và rộng
B. qua áo quần của bệnh nhân gọi là lây trực tiếp
C. lúc chăm sóc vết thương gọi là lây gián tiếp
D. mà qua côn trùng gọi là lây gián tiếp
-
Câu 9:
Câu nào sau đây không phù hợp với cách lây truyền trong bệnh truyền nhiễm:
A. Đa số tác nhân gây bệnh lây truyền qua da lành
B. Lây qua đường sinh dục gặp ở người hoạt động tình dục bừa bãi
C. Bệnh lây qua đường hô hấp rất khó kiểm soát
D. Cách ly nguồn truyền bệnh là cơ sở phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
-
Câu 10:
Câu nào sau đây không thích hợp với khả năng của vi khuẩn gây bệnh:
A. Có 3 tính chất: độc tính, tạo độc tố, tạo các enzyme
B. Độc tính vi khuẩn gồm có 3 đặc điểm
C. Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn nội bào bắt buộc
D. Vi khuẩn nội bào bắt buộc không có khả năng sinh mủ cao
-
Câu 11:
Câu nào sau đây không thích hợp với khả năng sinh bệnh của vi khuẩn:
A. Các rickettsia là các vi khuẩn sinh mủ kém
B. Các vi khuẩn sinh mủ mạnh có độc lực mạnh
C. Nội mạc mạch máu viêm gặp trong bệnh do rickettsia
D. Vi khuẩn ngoại bào bắt buộc gây hiện tượng quá mẫn chậm
-
Câu 12:
Chất nào sau đây không phải là độc tố của vi khuẩn:
A. Lipopolysaccharide
B. Botulinum
C. Exfoliatine
D. Streptokinase
-
Câu 13:
Chất nào sau đây gây vỡ màng bạch cầu:
A. Hemolysine
B. Streptolysin O, S
C. Hyaluronidase
D. Enterotoxin
-
Câu 14:
Câu nào sau đây phù hợp với bệnh sinh virus:
A. Virus gây bệnh bằng gây tác hại trực tiếp lên tế bào đích
B. Khi tiếp cận tế bào đích virus xâm nhập vào trong tế bào đích ngay
C. Sau khi vào cơ thể virus có một giai đoạn luân lưu trong máu
D. Virus gây tổn thương bộ máy di truyền của tế bào đích khi xâm nhập
-
Câu 15:
Chất nào sau đây không phải enzyme của vi khuẩn:
A. Bêtalactamase
B. Chloramphenicol acetylase
C. Hyaluronidase
D. Exfoliatine
-
Câu 16:
Chất nào sau đây của vi khuẩn có tác dụng gây ỉa chảy:
A. Toxin erythrogene
B. Lipopolysaccharide
C. Streptokinase
D. Enterotoxin
-
Câu 17:
Virus nào sau đây tồn tại lâu trong cơ thể người mà ít khi biểu hiện bệnh:
A. Virus cúm gà
B. HIV/AIDS virus
C. Herpès virus
D. Virus gây bệnh viêm gan A
-
Câu 18:
Trong cơ thể người virus có thể nhân lên và phát triển nhờ:
A. kết dính với receptor của tế bào đích
B. vào các acid nhân của tế bào đích để sinh tổng hợp
C. vào giai đoạn luân lưu trong máu
D. sự phản ứng của miễn dịch tế bào cơ thể
-
Câu 19:
Đặc điểm gây bệnh nào sau đây thuộc về nấm bậc thấp:
A. Khả năng gây bệnh đa dạng, phức tạp
B. Có thể sống nội bào hoặc ngoại bào
C. Không gây ra phản ứng quá mẫn cảm
D. Nhân lên và phát triển trong mô dưới dạng sợi
-
Câu 20:
Điều kiện nào sau đây làm dễ cho sự xâm nhập của vi khuẩn qua da nhất:
A. Rối loạn vi khuẩn chí của da
B. Các tuyến mồ hôi tiết thiếu các acid béo
C. Vết xây xát da do cào cấu
D. Vết trầy da do bỏng rộng
-
Câu 21:
Yếu tố nào sau đây làm dễ cho nhiễm khuẩn da nhất:
A. Tắc các tuyến mồ hôi
B. Thiếu bacteriocin do vi khuẩn chí tiết ra
C. Thừa các acid béo ở da làm cho da nhờn
D. Có vết cắn của động vật ở da
-
Câu 22:
IgA của niêm mạc hô hấp có các chức năng, ngoại trừ:
A. Chống vi khuẩn và virus kết dính vào tế bào biểu mô
B. Có khả năng trung hoà kháng nguyên của vi khuẩn tại chổ
C. Có khả năng gây cảm ứng miễn dịch tế bào
D. Chống sự xâm nhập vi khuẩn và virus.
-
Câu 23:
Thành phần nào sau đây không có mặt ở niêm mạc hô hấp:
A. Kháng thể IgG
B. Kháng thể IgA
C. Biểu mô lông rung động
D. Các tế bào tiết chất nhày
-
Câu 24:
Yếu tố nào sau đây không tham gia chống nhiễm khuẩn đường tiêu hoá:
A. Nhu động
B. Acid dạ dày
C. Dịch mật
D. Amylase
-
Câu 25:
Điều kiện nào sau đây ít bị nhiễm khuẩn nhất:
A. Cắt 2 phần dạ dày
B. Sỏi ống mật chủ
C. Sỏi ống dẫn tiểu
D. Đặt ống thông tiểu tạm thời
-
Câu 26:
Phản ứng viêm của vật chủ có một số biểu hiện bên trong, ngoại trừ:
A. Liên quan đến bổ thể
B. Liên quan đến tiến trình đông máu tại chổ
C. Xuất hiện các kinin
D. Biểu hiện dấu hiệu viêm
-
Câu 27:
Hiện tượng viêm tại chổ không có sự tham gia của:
A. Interleukin 1
B. Interleukin 6
C. Interleukin 8
D. Interleukin 10
-
Câu 28:
Yếu tố nào sau đây có tác dụng huy động và hoạt hoá bạch cầu đa nhân trung tính:
A. Tumor necrosis factor
B. Interleukin 1
C. Interleukin 6
D. Interleukin 8
-
Câu 29:
Hiện tượng nào sau đây không có mặt trong hiện tượng viêm khu trú:
A. Tế bào nội mạc mạch máu dính tế bào viêm
B. Tiêu protein của tổ chức
C. Xuất hiện co mạch tại chổ gây hoại tử
D. Xuất hiện xuất tiết tại chổ
-
Câu 30:
Thành phầnh nào sau đây không tham gia vào hiện tượng thực bào:
A. Chromosome
B. Bach cầu đa nhân trung tính
C. Đơn nhân đại thực bào
D. Thành phần bổ thể
-
Câu 31:
Tính chất nào sau đây không thuộc đại thực bào:
A. Di chuyển trong các phế nang
B. Di chuyển chậm hơn bạch cầu đa nhân trung tính
C. Thực bào giống bạch cầu đa nhân trung tính
D. Lệ thuộc nhiều vào các yếu tố cố định vi khuẩn
-
Câu 32:
Đặc điểm đại thực bào giống bạch cầu đa nhân trung tính, ngoại trừ:
A. Thực bào vật lạ và vi khuẩn
B. Có mặt tại ổ viêm
C. Có ứng động hoá học dương tính
D. Vai trò thông tin kháng nguyên cho tế bào miễn dịch
-
Câu 33:
Yếu tố sau đây thuộc miễn dịch thể dịch không đặc hiệu, ngoại trừ:
A. IgG
B. Bổ thể
C. Phức hợp tấn công màng
D. C5a
-
Câu 34:
Thành phần sau đây được gọi là phức hợp tấn công màng:
A. C3-C5-C6
B. C5-C6-C7
C. C7-C8-C9
D. Opsonisant
-
Câu 35:
Phản ứng đặc hiệu của cơ thể có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Đạt được trong lần nhiễm khuẩn đầu tiên
B. Thông qua miễn dịch thể dịch
C. Có sự tham gia của miễn dịch tế bào
D. Không bao giờ tạo ra hiện tượng bệnh lý