1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhiễm trùng huyết não mô cầu:
A. Luôn luôn là bệnh tối cấp, nguy hiểm
B. Có thể tối cấp, nhưng cũng có thể mạn tính
C. Sau đợt nhiễm trùng huyết thường gây viêm màng não mủ
D. Là hậu quả của viêm màng não mủ không điều trị
-
Câu 2:
Dấu hiệu nào sau đây không là tiên lượng nặng của nhiễm trùng huyết não mô cầu:
A. Các ban xuất huyết tụ lại thành mảng lớn một cách nhanh chóng
B. Huyết áp hạ
C. Không có viêm màng não mủ kèm theo, nhất là ở trẻ em
D. Có viêm khớp kèm theo
-
Câu 3:
Chúng ta có thể tìm được não mô cầu trong bối cảnh nhiễm trùng huyết khi:
A. Cấy máu
B. Cấy bệnh phẩm ở những mảng họai tử ở ban xuất huyết
C. Dịch não tủy nếu có viêm màng não đi kèm
D. Bất cứ dịch nào của cơ thể
-
Câu 4:
Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể phân biệt được với các vi khuẫn khác nhờ vào:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tủy rất nhiều so với các vi khuẫn khác
B. Đường dịch não tủy rất giảm, thậm chí chỉ còn vết
C. Luôn luôn có nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ đồng thời
D. Không thể phân biệt được với các vi khuẫn khác
-
Câu 5:
Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể dẫn đến biến chứng:
A. Tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây VIII, dây II
B. Não úng thủy
C. Dày dính màng não
D. Dãn não thất
-
Câu 6:
Câu nào sau đây không đúng trong nguyên tắc điều trị nhiễm trùng huyết do não mô cầu là:
A. Điều trị ngay tức khắc không chờ kết quả xét nghiệm
B. Trước khi cho kháng sinh, phải lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm vi khuẫn
C. Phải dùng ngay liều cao đường tĩnh mạch kháng sinh
D. Dùng ngay Penicilline G liều cao vì là thuốc đặc hiệu cho não mô cầu
-
Câu 7:
Kháng sinh xử dụng sớm trong viêm màng não mủ khi chưa có xét nghiệm vi khuẫn là:
A. Penicilline G vì có thể điều trị tốt não mô cầu, phế cầu là những vi khuẫn thường gây viêm màng não mủ nhất
B. Cephalosporine thế hệ 3
C. Chloramphenicol TM vì thuốc nầy thấm qua hàng rào máu não rất tốt
D. Phối hợp Penicilline G TM với Gentamycine TB
-
Câu 8:
Khi xẩy ra dịch não mô cầu, những người có nguy cơ cao có thể đề phòng bằng các thuốc:
A. Rifampicin
B. Amoxicilline
C. Peniciliine G
D. Cephalexin
-
Câu 9:
Câu nào sau đây không đúng: Ngoài bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ, não mô cầu có thể gây bệnh?
A. Ở khớp
B. Ở da
C. Thượng thận
D. Ở thận
-
Câu 10:
Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể:
A. Có thể kèm theo viêm màng não mủ
B. Có thể gây chảy máu thượng thận
C. Có thể kèm viêm phổi
D. Kèm viêm thận, bể thận
-
Câu 11:
Não mô cầu có thể gây các bệnh cảnh sau, ngoại trừ:
A. Viêm khớp
B. Viêm màng trong tim
C. Viêm màng não mủ
D. Viêm đa rễ thần kinh
-
Câu 12:
Một bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu (cấy NNT +). Kháng sinh đồ nhạy cảm Gentamycine, Ceftriaxon, Cefotaxime. Đã dùng Cephlosporin thế hệ 3 tĩnh mạch trước khi có kết quả. Bệnh nhân rất nghèo, trẻ, tiền sử không có bệnh gì. Thái độ xử trí đúng nhất là:
A. Dùng Gentamycine vì rẻ tiền mà vẫn diệt được vi khuẫn
B. Có thể dùng gentamycine nếu kiểm tra chức năng thận bệnh nhân bình thường
C. Vẫn phải dùng tiếp Cepholosporin thế hệ 3
D. Phối hợp cả hai kháng sinh: gentamycine và một cephlosporin thế hệ 3
-
Câu 13:
Cơ địa nào sau đây dễ mắc bệnh do não mô cầu:
A. Suy dinh dưỡng
B. Nghiện rượu
C. Thiếu bổ thể bẩm sinh
D. Ðang mắc một bệnh mạn tính khác
-
Câu 14:
Vi khuẫn não mô cầu thường khu trú ở:
A. Ở mũi hầu
B. Trong đàm dãi
C. Trên da
D. Trong dịch não tuỷ
-
Câu 15:
Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể có di chứng:
A. Tổn thương dây thần kinh số VIII
B. Dày vách não thất
C. Rối loạn trí nhớ về sau
D. Viêm đa rễ thần kinh
-
Câu 16:
Trong bệnh cảnh nhiễm não mô cầu, tử vong nhanh thường do:
A. Nhiễm trùng huyết kèm viêm màng não mủ
B. Nhiễm trùng huyết cấp không có viêm màng não mủ
C. Viêm màng não mủ
D. Hội chứng Waterhouse-Friderichsen
-
Câu 17:
Ở Việt Nam hiện nay khi có người nhiễm não mô cầu, phòng bệnh cho người khác bằng cách:
A. Tiêm vắc xanh phòng não mô cầu
B. Dùng thuốc
C. Cách ly người mang vi khuẫn
D. Không phòng vì não mô cầu không lây
-
Câu 18:
Thuốc nào sau đây được khuyên dùng cho phụ nữ có thai để phòng nhiễm não mô cầu:
A. Rifampicin
B. Bactrim
C. Orfloxacin
D. Ceftriaxone
-
Câu 19:
Trong nhiễm não mô cầu thể tối cấp, bệnh nhân vừa nhiễm trùng huyết vừa có biểu hiện viêm màng não?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Tử vong trong nhiễm não mô cầu thể tối cấp chủ yếu là do xuất huyết dưới da quá nhiều gây sốc giảm thể tích với sốc nhiễm trùng đồng thời?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Nhiễm não mô cầu có thể gây viêm khớp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Khi phát hiện một trường hợp nhiễm não mô cầu, cần cách ly ngay người bệnh để tránh lây lan cho những người chung quanh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Bệnh uốn ván là một bệnh:
A. Thường gây ra các vụ dịch lớn
B. Chỉ xuất hiện từng trường hợp lẻ tẻ
C. Hiện nay gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh
D. Thường gặp ở vùng dịch tễ uốn ván
-
Câu 24:
Tỷ lệ tử vong cao nhất trong bệnh uốn ván gặp ở:
A. thể uốn ván toàn thân
B. uốn ván thể đầu có kèm liệt mặt
C. uốn ván chi
D. uốn ván cục bộ
-
Câu 25:
Điều kiện không thuận lợi để bào tử uốn ván chuyển sang dạng vi khuẩn hoạt động là:
A. vết thương được khâu kín và băng bó kỹ
B. vết thương bị viêm nhiễm, hoại tử
C. vết thương được cắt lọc, sát trùng bằng Oxy già
D. còn mảnh xương chết trong vết thương
-
Câu 26:
Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. trước khi co giật bệnh nhân thường sốt rất cao
B. sau khi co giật, bệnh nhân thường hôn mê sâu
C. cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc do bị kích thích
D. cơn co giật hoàn toàn không gây biến chứng gì nguy hiểm.
-
Câu 27:
Giai đoạn toàn phát của bệnh uốn ván kéo dài bởi vì:
A. ệnh nhân bị co cứng cơ toàn thân
B. uốn ván là một bệnh rất nặng
C. vết thương không được xử lý tốt
D. độc tố Tetanospasmin gắn vào thần kinh rất bền
-
Câu 28:
Dấu hiệu thực thể xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván là:
A. khó nói
B. khó nuốt
C. đau mỏi hàm
D. khó thở
-
Câu 29:
Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh uốn ván là:
A. tai biến huyết thanh
B. suy hô hấp cấp
C. ngộ độc các thuốc an thần
D. nhiễm trùng huyết.
-
Câu 30:
Yếu tố nào sau đây không được dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. thời gian ủ bệnh
B. tần số cơn co giật
C. các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật
D. tiền sử đã mắc bệnh uốn ván
-
Câu 31:
Liều dùng tối thiểu của SAT xử dụng cho bệnh nhân uốn ván là:
A. 5000 đơn vị
B. 10000 đơn vị
C. 15000 đơn vị
D. 20000 đơn vị
-
Câu 32:
Kháng sinh nào không được sử dụng để diệt vi khuẩn uốn ván:
A. Erythromycin
B. Ofloxacin
C. Penicilline
D. Metronidazol
-
Câu 33:
Liều tối đa của Diazepam dùng để điều trị bệnh uốn ván là:
A. 4 mg/kg/ngày
B. 5 mg/kg/ngày
C. 6 mg/kg/ngày
D. 7 mg/kg/ngày
-
Câu 34:
Khi bị thương, nếu người bị nạn chưa có miễn dịch đối với bệnh uốn ván, ta phải:
A. Sát trùng vết thương, khâu lại và băng kín
B. Tiêm SAT và HTIG ngay trong 24 giờ đầu
C. Tiêm SAT hoặc HTIG, đồng thời tiêm Anatoxin
D. Tiêm SAT trong 24 giờ đầu, ngày sau tiêm Anatoxin
-
Câu 35:
Biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván là:
A. triển khai rộng rãi chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
B. tiêm phòng uốn ván cho toàn dân
C. tiêm phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai
D. nâng cao kiến thức phòng bệnh cho nhân dân