1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hiện nay, kháng sinh là loại thuốc thường được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi nhất là ở những nước đang phát triển vì:
A. Là loại thuốc rẻ tiền
B. Bệnh do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong
C. Là loại thuốc mà khi dùng bệnh nhân hết sốt nhanh
D. Là loại thuốc dễ tìm vì có sẵn trên thị trường
-
Câu 2:
Xu thế hiện nay, sử dụng thuốc kháng sinh phải theo nguyên tắc vì:
A. Tránh gây bệnh do thuốc
B. Giảm tỷ lệ tử vong
C. Giảm sự phát triển hiện tượng đề kháng kháng sinh
D. Giảm chi phí điều trị
-
Câu 3:
Kháng sinh tác động qua cơ chế diệt khuẩn (Bactericides) là nhóm:
A. Phenicoles
B. Cyclines
C. Macrolides
D. Beta lactamines
-
Câu 4:
Kháng sinh tác động qua cơ chế kìm khuẩn (bacteriostatique) là nhóm:
A. Beta lactamines
B. Cyclines
C. Aminosides
D. Quinolones
-
Câu 5:
Sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh không qua cơ chế:
A. Do sự thay đổi vị trí tác động của thuốc kháng sinh
B. Qua plasmide hay sự đột biến
C. Do sự giảm tính thấm của màng tế bào đối với kháng sinh
D. Miễn dịch học
-
Câu 6:
Đặc tính dược học của kháng sinh không được đánh giá bởi:
A. Nồng độ thuốc trong huyết thanh và tổ chức, so sánh theo thời gian sau khi dùng thuốc
B. Liều lượng thuốc
C. Số lần dùng trong ngày
D. Tính cơ địa
-
Câu 7:
Tác dụng phụ do sử dụng thuốc kháng sinh gây nên là:
A. Hết sốt
B. Triệu chứng lâm sàng giảm dần
C. Rối loạn vi khuẩn chí: viêm đại tràng màng giả
D. Tốc độ máu lắng giảm
-
Câu 8:
Tác dụng phụ do đường vào của thuốc kháng sinh là:
A. Áp xe cơ
B. Viêm mao mạch
C. Sốt
D. Đau bụng
-
Câu 9:
Kháng sinh được chỉ định trong:
A. Nhiễm ký sinh trùng
B. Nhiễm nấm
C. Nhiễm vi khuẩn ở ngưòi khoẻ mạnh
D. Nhiễm vi khuẩn có chỉ điểm trên vi khuẩn học
-
Câu 10:
Chỉ định sử dụng kháng sinh để dự phòng trong:
A. Nhiễm trùng đường tiểu
B. Thấp khớp cấp
C. Viêm nội tâm mạc
D. Viêm màng não
-
Câu 11:
Sơ bộ xác định tác nhân gây bệnh để sử dụng kháng sinh sớm, dựa vào:
A. Vị trí ổ nhiễm khuẩn
B. Theo kinh nghiệm trước đó
C. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm vi khuẩn và xét nghiệm lấy bệnh phẩm để nhuộm gram
D. Theo đặc điểm dịch tễ của từng vùng
-
Câu 12:
Xác định tác nhân gây bệnh để chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào:
A. Kết quả nhuộm gram (dịch não tuỷ hoặc đàm)
B. Kết quả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên trực tiếp (như trong viêm màng não)
C. Kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ trước khi sử dụng kháng sinh
D. Chẩn đoán lâm sàng
-
Câu 13:
Về mặt nguyên tắc, sau khi lấy bệnh phâme cần chờ kết quả xét nghiệm, chưa cần cho thuốc kháng sinh ngay trong trường hợp:
A. Nhiễm khuẩn huyết
B. Viêm màng não
C. Nhiễm trùng ở người suy giảm miễn dịch
D. Viêm họng hạt
-
Câu 14:
Việc lựa chọn thuốc kháng sinh ban đầu dựa trên phân tích một vài tiêu chuẩn như:
A. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm
B. Tác nhân gây nhiễm khuẩn
C. Triệu chứng lâm sàng
D. Chỉ A,B là đúng
-
Câu 15:
Phối hợp thuốc kháng sinh khi:
A. Mác bệnh nhiễm khuẩn
B. Vi khuẩn nhạy cảm tốt với kháng sinh đó
C. Tác nhân gây bệnh đã được xác định
D. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng
-
Câu 16:
Không phối hợp thuốc kháng sinh khi:
A. Vi khuẩn đề kháng thuốc kháng sinh
B. Tác nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ đã được xác định
C. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng
D. Tác nhân gây bệnh đã được xác định
-
Câu 17:
Bệnh nhân nghi bị viêm màng não phải dùng thuốc kháng sinh có đặc điểm:
A. Có thể thấm tốt qua hàng rào máu não - nước não tuỷ, kháng sinh diệt khuẩn
B. Khả năng thấm của kháng sinh vào ổ viêm
C. Thuốc có nồng độ cao trong nuớc tiểu hơn trong máu
D. Chọn kháng sinh kìm khuẩn
-
Câu 18:
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn giai đoạn đã áp xe hoá cần chọn kháng sinh:
A. Không có chỉ định dùng kháng sinh
B. Thấm tốt vào ổ nhiễm khuẩn
C. Phối hợp kháng sinh
D. Theo kinh nghiệm trước đó
-
Câu 19:
Kháng sinh là thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Kháng sinh được chỉ định trong điều trị dự phòng tái phát bệnh thấp khớp cấp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân gây nên do:
A. Vi trùng
B. Vi rút
C. Vi khuẩn
D. Nấm
-
Câu 22:
Xu thế lớn nhất hiện nay của bệnh nhiễm khuẩn huyết là:
A. Bệnh ngày càng gia tăng do sử dụng kháng sinh bừa bãi
B. Điều trị đạt kết quả tốt do giải quyết được ổ nhiễm khuẩn ban đầu
C. Sự đề kháng kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết
D. Điều trị không cần biết rõ dịch tễ học của sự nhạy cảm kháng sinh của từng vùng
-
Câu 23:
Nhiễm khuẩn huyết khác với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS systemic inflamatory response syndrome) bởi:
A. Phản ứng viêm toàn thân
B. Do vi khuẩn
C. Do bỏng
D. Do chấn thương
-
Câu 24:
Đinh nghĩa nhiễm khuẩn huyết là:
A. Sự đột nhập của vi khuẩn vào máu
B. Vi khuẩn có ở vị trí nhiễm ban đầu
C. Có ổ nhiễm khuẩn thứ phát
D. A,B,C là đúng
-
Câu 25:
Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là:
A. Do vi khuẩn
B. Do vi khuẩn vào máu trực tiếp
C. Do vi khuẩn vào máu ngay từ đầu
D. Do vi khuẩn vào máu sau khi đã gây tổn thương ở cơ quan khác
-
Câu 26:
Nhiễm khuẩn huyết tiên phát là:
A. Do vi khuẩn
B. Do vi khuẩn vào máu trực tiếp
C. Do vi khuẩn vào máu ngay từ đầu
D. Do vi khuẩn vào máu sau khi đã gây tổn thương ở cơ quan khác
-
Câu 27:
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn huyết đối với bệnh nhân là:
A. Thường có tiên lượng tốt
B. Nếu không điều trị kịp thời hoặc không thích hợp thì có thể dẫn đến các ổ di bệnh hoặc các biến chứng: suy hô hấp, suy tim, sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong
C. Khỏi bệnh hoàn toàn
D. Gây tử vong
-
Câu 28:
Nhiễm khuẩn huyết có thể gây nên do:
A. E. coli
B. P. aeruginosa
C. Klebsiella spp
D. Bất cứ vi khuẩn nào
-
Câu 29:
Loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở một số bệnh viện tỉnh miền Trung Việt nam là:
A. Vi khuẩn tụ cầu
B. E. coli
C. P. aeruginosa
D. Klebsiella spp
-
Câu 30:
Năm 1996, trong chương trình giám sát quốc gia về "tính kháng thuốc của một số vi khuẩn thường gặp", S. typhi gây nhiễm khuẩn huyết chiếm tỷ lệ:
A. 1,1 -2,5%
B. 2,6 -8,7%
C. 8,7- 27%
D. > 28%
-
Câu 31:
Loại vi khuẩn ít gây nhiễm khuẩn huyết nhất là:
A. S. paratyphi A
B. Acinetobacter
C. S. paratyphi B
D. S. epidemidis
-
Câu 32:
Đường xâm nhập của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu thường là:
A. Sau nhiễm khuẩn đường hô hấp
B. Nhiễm khuẩn sau nạo, phá thai
C. Nhọt ngoài da
D. Bệnh đường tiêu hoá, gan mật
-
Câu 33:
Chẩn đoán lâm sàng sớm nhiễm khuẩn huyết dựa vào:
A. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát
B. Sốt cao, ổ nhiễm khuẩn thứ phát
C. Sốt cao, đau họng
D. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát, sốt cao, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, bạch cầu trong máu tăng cao, chủ yếu đa nhân trung tính
-
Câu 34:
Về lâm sàng, triệu chứng của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân bao gồm:
A. Sốt > 38 độ C, bạch cầu/ máu> 12000/ml
B. Sốt kèm theo ổ nhiễm khuẩn ngoài da
C. Sốt ở bệnh nhân đái đường
D. Sốt ở bệnh nhân có tiền sử sỏi ống mật chủ
-
Câu 35:
Để chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết, mẫu máu phải được cấy trên môi trường:
A. Ái khí
B. Yếm khí
C. Ái và yếm khí tuỳ tiện
D. Ái khí và yếm khí