1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hạn chế di chứng và tử vong trong Viêm màng não mủ chủ yếu là:
A. Điều trị phối hợp kháng sinh
B. Cần chọc dò nước não tủy khi có nghi ngờ
C. Dùng vaccin phòng bệnh
D. Phát hiện thật sớm bệnh điều trị sớm và đúng đắn
-
Câu 2:
Dự phòng Viêm màng não ở nước ta chủ yếu là:
A. Điều trị thật mạnh để chống di chứng
B. Cần giáo dục cộng đồng các triệu chứng phát hiện sớm bệnh
C. Dùng kháng sinh dự phòng và Vaccin
D. Chủ yếu là điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng tiên phát
-
Câu 3:
Để dự phòng viêm màng não do HI biện pháp nào tỏ ra hữu hiệu:
A. Tránh để trẻ nhiễm lạnh
B. Cắt Amygdales
C. Uống kháng sinh khi bị viêm mũi họng
D. Chủng ngừa HI cho trẻ dưới 5 tuổi
-
Câu 4:
Để dự phòng viêm màng não do não mô cầu cho trẻ > 2 tuổi có tiếp xúc với mầm bênh, ngoài chủng ngừa cần phải:
A. Uống Rifampicine liều duy nhất 5mg/kg x 2 lần /ngày
B. Cắt Amygdales
C. Uống kháng sinh khi bị viêm mũi họng
D. Tránh để trẻ nhiễm lạnh
-
Câu 5:
Di chứng nào là phổ biến trong viêm màng não mủ:
A. Não úng thủy ở trẻ nhỏ
B. Rối loạn nhân cách
C. Điếc
D. Rối loạn nhân cách
-
Câu 6:
Bình thường nồng độ bổ thể trong dịch não tủy đủu để khống chế tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào máu não?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Vancomycine là thuốc được chọn lựa trong điều trị viêm màng não do tụ cầu là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Liều lượng của ceftriaxone trong điều trị viêm màng não mủ do phế cầu là 2g/12h?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
VMNM do tụ cầu thường thứ phát nên các biểu hiện lâm sàng kín đáo, vay mượn khó phát hiện:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
VMNM do HI có thể dự phòng được bằng vacin hoặc thuốc kháng sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
ORS thường được sử dụng trong trường hợp này sau đây là phù hợp nhất:
A. Ỉa chảy mất nước nặng
B. Ỉa chảy kèm nôn mửa
C. Đi cầu phân nhầy máu
D. Điều trị duy trì ở bệnh nhân tiêu chảy
-
Câu 12:
Ở người lớn, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường do:
A. Salmonella và độc tố tụ cầu
B. Độc tố tụ cầu và shigella
C. ETEC và Rotavirus
D. Rotavirus và độc tố tụ cầu
-
Câu 13:
Type Salmonella thường gặp trong nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là:
A. S. typhi
B. S. typhi murium
C. S. paratyphi B
D. S. choleresuis
-
Câu 14:
Biến chứng nào sau đây của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là nguy hiểm nhất:
A. Hạ Kali máu
B. Suy dinh dưỡng
C. Toan máu
D. Sốt cao
-
Câu 15:
Nên chỉ định kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn khi có:
A. Ỉa chảy nhiều kèm nôn nhiều
B. Ỉa chảy kéo dài
C. Ỉa chảy kèm mất nước nặng
D. ỉa chảy kèm sốt cao
-
Câu 16:
Khi xử dụng ORS cho bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:
A. Cho bệnh nhân uống ngay sau khi ỉa chảy
B. Cho bệnh nhân uống khi có dấu hiệu mất nước
C. Khi uống ORS nếu bệnh nhân ỉa chảy nhiều hơn thì nên ngừng
D. Cho bệnh nhân uống đến khi giảm ỉa chảy
-
Câu 17:
Trong chế độ ăn của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cần chú ý:
A. Nên hạn chế thịt cá
B. Không nên cho ăn trong lúc ỉa chảy
C. Nên cho súp carot để hạn chế ỉa chảy
D. Không nên hạn chế các chất dinh dưỡng
-
Câu 18:
Đối với bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, nên đưa vào cơ sở y tế khi:
A. Ỉa chảy kéo dài trên 3 ngày
B. Nôn nhiều
C. Sốt
D. Khi có một trong các dấu hiệu trên
-
Câu 19:
Để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp nào sau đây là tiện lợi, ít tốn kém và dễ được cộng đồng chấp nhận nhất:
A. Vệ sinh thực phẩm và ăn uống
B. Dinh dưỡng đủ thành phần
C. Sử dụnh nguồn nước sạch
D. Hố xí hợp vệ sinh
-
Câu 20:
Thức ăn nào sau đây có thể làm tăng hấp thu Natri, có lợi cho cho việc hồi phục nước và điện giải của bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn:
A. Nước hoa quả
B. Sửa
C. Nước thịt
D. Dầu ăn
-
Câu 21:
Trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm, để phòng nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đây không đúng:
A. Không ăn các thức ăn tươi
B. Đun nấu thức ăn cho đến khi chín
C. Ăn thức ăn khi còn nóng
D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau đại tiểu tiện
-
Câu 22:
Về nguyên tắc điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đây không đúng?
A. Điều chỉnh, ngăn ngừa, chống mất nước và điện giải
B. Chống rối loạn thăng bằng kiềm toan
C. Điều trị nhiễm trùng ruột bằng kháng sinh
D. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi hết ỉa chảy
-
Câu 23:
Ở các nước phát triển, nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn thường gặp nhất là:
A. Tụ cầu
B. Salmonella
C. Clostridium perfringens
D. E. coli
-
Câu 24:
Trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, câu nào sau đúng:
A. Không cần điều trị kháng sinh
B. Cần chuyền dịch sớm đẻ đề phòng mất nước
C. Khi bệnh nhân tiêu chảy quá nhiều nên xữ dụng thuốc cầm ỉa
D. Cần uống dung dịch ORS sớm
-
Câu 25:
Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có chứa:
A. Chất độc, vi khuẩn
B. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn, chất độc
C. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn
D. Vi khuẩn
-
Câu 26:
Thời gian ủ bệnh của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonella là:
A. 1- 6 giờ
B. 6 - 12 giờ
C. 12- 24 giờ
D. 12 - 36 giờ
-
Câu 27:
Trong lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, không có triệu chứng nào sau đây:
A. Nôn mửa nhiều
B. Tiêu chảy nhiều
C. Sốt cao
D. Đau bụng
-
Câu 28:
Trong lâm sàng của nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonella, triệu chứng nào sau đây ít gặp:
A. Đau bụng
B. Bụng chướng
C. Tiêu chảy
D. Trụỵ tim mạch
-
Câu 29:
Chẩn đoán nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu chủ yếu dựa vào:
A. Lâm sàng
B. Dịch tễ
C. Cấy phân
D. Lâm sàng + Dịch tễ
-
Câu 30:
Trong phòng bệnh cá nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:
A. Xữ lý tốt nước thải và nước uống
B. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh
C. Phát hiện và điều trị người lành mang trùng
D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
-
Câu 31:
Khi môt bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn tiêu chảy ồ ạt, trên đường vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên cho bênh nhân thuốc cầm tiêu chảy?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Ở các nhà ăn tập thể, các nơi chế biến thức ăn cộng cộng, cần phát hiện và điều trị các nhân viên mắc bệnh nhiễm trùng da để phòng bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Tiền sử nào sau đây không liên quan đến hoàng đảm nhiễm khuẩn:
A. Chuyền máu
B. Nạo phá thai
C. Tắm sông
D. Vàng da từ lúc sơ sinh
-
Câu 34:
Hoàng đảm nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng sau, ngoại trừ:
A. Thiếu máu nặng
B. Suy gan
C. Suy thận
D. Suy tim
-
Câu 35:
Khi khám một bệnh nhân hoàng đảm nhiễm khuẩn, cần chú ý nhiều nhất là:
A. Thần kinh
B. Da và niêm mạc
C. Nước tiểu
D. Các dấu hiệu nặng