1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có thể dùng thuốc chống đông để phòng thuyên tắc mạch ở những bệnh nhân uốn ván điều trị dài ngày?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván 3 lần trước khi sinh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Những người làm nghề sau ít có nguy cơ mắc bệnh do Leptospira:
A. Công nhân vệ sinh cống rãnh
B. Công nhân dầu khí
C. Nông dân
D. Công nhân mỏ than
-
Câu 4:
Đặc điểm dịch tễ phù hợp với chẩn đoán bệnh do Leptospira:
A. Gặp ở nam ít hơn ở nữ
B. Lứa tuổi hay mắc là trẻ em và người già
C. Có tính chất là một bệnh nghề nghiệp
D. Bệnh nhiễm Leptospira gặp chủ yếu ở người
-
Câu 5:
Các cơ quan thường bị tổn thương nhiều nhất trong bệnh Leptospira là:
A. Gan, thận, màng não
B. Màng não , thận, cơ
C. Gan, tim, thận
D. Gan , thận, cơ
-
Câu 6:
Đặc điểm đau cơ trong bệnh Leptospira là:
A. Chủ yếu là đau cơ lưng, cơ bụng, tứ chi
B. Chủ yếu là đau các cơ lưng, cơ vùng đùi, cẳng chân
C. Xoa bóp cơ làm giảm đau
D. Đau cơ càng tăng thì tiên lượng của bệnh càng xấu
-
Câu 7:
Dấu hiệu suy thận cấp trong bệnh Leptospira:
A. Nguyên nhân là do viêm cầu thận cấp
B. Thường khởi đầu đột ngột với vô niệu rồi đi vào hôn mê
C. Có thể hồi phục hoàn toàn nếu chạy thận nhân tạo sớm
D. Luôn luôn kèm theo xuất huyết
-
Câu 8:
Những biểu hiện sau là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh Leptospira ngoại trừ:
A. Hội chứng ARDS
B. Suy thận cấp kéo dài
C. Xuất huyết nhiều nơi kèm giảm tiểu cầu
D. Liệt các cơ hô hấp
-
Câu 9:
Kháng sinh trong điều trị bệnh Leptospira:
A. Không cần thiết vì bệnh có thể tự khỏi
B. Chỉ có hiệu lực khi dùng ngay khi phát bệnh
C. Chỉ có hiệu lực khi dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi phát bệnh
D. Có hiệu quả cao ở giai đoạn miễn dịch
-
Câu 10:
Dấu hiệu lâm sàng gợi ý một trường hợp bệnh Leptospira:
A. Mắt xung huyết, đau cơ, vàng da
B. Sốt cao, nôn vọt, cứng cổ
C. Sốt cao, đau bụng quặn, đi cầu phân lỏng nhiều lần
D. Co cứng cơ, co giật
-
Câu 11:
Kháng sinh nào không dùng để điều trị bệnh Leptospira:
A. Penicillin
B. Amoxicillin
C. Cephalexin
D. Tetracyclin
-
Câu 12:
Các biện pháp dự phòng nào sau đây không phù hợp để phòng bệnh Leptospira:
A. Diệt chuột và các loài gậm nhấm khác
B. Tiêm Globulin miễn dịch cho các đối tượng có nguy cơ cao
C. Xử dụng găng tay, ủng bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nhiều xoắn khuẩn
D. Tiêm phòng vắc-xin
-
Câu 13:
Hậu quả của sự tổn thương màng các tế bào nội mô của mao mạch trong bệnh Leptospira là:
A. Tăng huyết áp và viêm mao mạch
B. Viêm mao mạch và thoát dịch
C. Viêm tắc các mao mạch và giảm tưới máu các cơ quan
D. Viêm mao mạch, thoát dịch và xuất huyết.
-
Câu 14:
Những người làm các nghề nào sau đây dễ bị mắc bệnh Leptospira:
A. Công nhân vệ sinh, cán bộ thú y
B. Công nhân dầu khí, thợ lặn
C. Công nhân bưu điện, điện lực
D. Học sinh, sinh viên ở nội trú
-
Câu 15:
Thuốc được chọn để điều trị những trường hợp bệnh Leptospira nặng là:
A. Vancomycine
B. Erythromycin
C. Penicilline g
D. Bactrim
-
Câu 16:
Biểu hiện thường gặp ở pha miễn dịch trong bệnh Leptospira là:
A. Viêm não
B. Viêm màng não, viêm võng mạc
C. Suy hô hấp cấp
D. Suy thận cấp, suy gan
-
Câu 17:
Thời gian điều trị kháng sinh ở bệnh nhân Leptospira là:
A. 5 ngày
B. 7 ngày
C. 9 ngày
D. 12 ngày
-
Câu 18:
Hội chứng Weil bao gồm:
A. Vàng da, suy hô hấp
B. Suy thận cấp, hoại tử cơ
C. Ban xuất huyết toàn thân, hôn mê
D. ARDS, suy gan cấp
-
Câu 19:
Người ta chỉ mắc bệnh Leptospira khi:
A. Tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm Leptospira
B. Đi đến vùng dịch tễ của bệnh nhiễm Leptospira
C. Ăn phải thức ăn có chứa Leptospira
D. Hít phải không khí có lẫn Leptospira
-
Câu 20:
Để đề phòng bệnh Leptospira, những người làm việc trong môi trường có nhiều xoắn khuẩn nên:
A. được tiêm immunglobulin miễn dịch
B. được khám sức khoẻ định kỳ
C. mang kính bảo vệ mắt
D. mang găng tay, ủng bảo hộ
-
Câu 21:
Cấy nước tiểu để chẩn đoán bệnh Leptospira:
A. Không có gía trị chẩn đoán
B. Chỉ có thể dương tính sau tuần đầu tiên của bệnh
C. Chỉ có thể dương tính vào tuần đầu tiên của bệnh
D. Chỉ có thể dương tính sau tuần thứ ba của bệnh
-
Câu 22:
Cấy nước tiểu để chẩn đoán bệnh Leptospira:
A. Không có gía trị chẩn đoán
B. Chỉ có thể dương tính sau tuần đầu tiên của bệnh
C. Chỉ có thể dương tính vào tuần đầu tiên của bệnh
D. Chỉ có thể dương tính sau tuần thứ ba của bệnh
-
Câu 23:
Tiêm vắc-xin để phòng bệnh Leptospira:
A. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 3
B. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 5
C. Mỗi lần tiêm cách nhau 5 tuần
D. Cho thấy hiệu quả phòng bệnh còn rất thấp
-
Câu 24:
Nhiễm xoắn khuẩn leptospira là một bệnh nghề nghiệp, liên quan đến những công việc dầm nước, đất ẩm hoặc tiếp xúc với gia súc?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Hội chứng Weil bao gồm vàng da, suy thận, xuất huyết và có tỷ lệ tử vong cao?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Cấy máu để tìm xoắn khuẩn leptospira chỉ nên thực hiện trong tuần đầu tiên của bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Khi bệnh nhiễm leptospira đã chuyển sang pha 2, điều trị kháng sinh thường không có hiệu quả?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Liều Doxycyclin dự phòng bệnh nhiễm leptospira là 200 mg, uống 2 lần mỗi tuần:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Ở nước ta bệnh tả thường xảy ra cao điểm vào các khoảng thời gian:
A. Xuân - Hè
B. Hè
C. Hè-Thu
D. Tháng 5 - 8
-
Câu 30:
Cách lây truyền chủ yếu trong bệnh tả là:
A. Từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp
B. Gián tiếp qua nguồn nước
C. Thức ăn không nấu chín
D. Ruồi, nhặng
-
Câu 31:
Bệnh tả lan tràn chủ yếu do:
A. Nguồn nước bị ô nhiễm
B. Thức ăn bị ruồi nhặng
C. Thức ăn bị dán
D. Hố xí không hợp vệ sinh
-
Câu 32:
Nguồn bệnh chủ yếu của bệnh dịch tả là:
A. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
B. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn
C. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn
D. Không vệ sinh trong ăn uống
-
Câu 33:
Các yếu tố nguy cơ để dịch tả bùng phát ngoại trừ:
A. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
B. Nơi dân cư đông đúc
C. Điều kiện vệ sinh kém
D. Độ ẩm môi trường cao
-
Câu 34:
Vi khuẩn tả gây bệnh được khi:
A. Chỉ cần ăn phải thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả
B. Thức ăn phải có ít nhất 106 vi khuẩn
C. Thức ăn bị nhiễm ngoài vi khuẩn tả còn phải có một số tạp khuẩn khác phối hợp
D. Ngoài vi khuẩn tả còn phải có độc tố tả trong thức ăn
-
Câu 35:
Thức ăn nào có thể xem như an toàn ít có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tả:
A. Nước đá
B. Rau sống
C. Mứt
D. Trái cây