1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở người già, điều trị muộn, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Khỏi trong vòng một tuần
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Chuyển sang thể nặng
D. Dễ xuất hiện các biến chứng như thủng ruột, hoại tử ruột. . .
-
Câu 2:
Ở người trẻ khoẻ, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Bệnh nhân khỏi trong vòng một tuần
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
-
Câu 3:
Dịch lỵ trực khuẩn thường xảy ra ở:
A. Nơi đông dân
B. Nông thôn
C. Dân cư trú trên sông
D. Vùng núi
-
Câu 4:
Các nguyên nhân sau đây có thể gây hội chứng nhiễm trùng+hội chứng lỵ, ngoại trừ:
A. Campylobacter Jejuni
B. EHEC
C. Entamoeba histolytica
D. Yersinia enterocolitica
-
Câu 5:
Kháng sinh nào sau đây kém hiệu quả khi điều trị lỵ trực khuẩn:
A. Ciprofloxacine
B. Ofloxacine
C. Norfloxacine
D. Ceftriaxone
-
Câu 6:
Kháng sinh nào sau đây ít được chọn lựa để điều trị lỵ trực khuẩn:
A. Ciprofloxacine
B. Ofloxacine
C. Acid nalidixic
D. Ceftriaxone
-
Câu 7:
Số lượng vi khuẩn Shigella đủ để gây bệnh ở người lớn mạnh khỏe là:
A. 1 - 10 vi khuẩn
B. 10 - 100 vi khuẩn
C. 100 - 1. 000 vi khuẩn
D. 1. 000 - 10. 000 vi khuẩn
-
Câu 8:
Trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể xử dụng thuốc nào sau đây:
A. Diazepam
B. Buscopan
C. Sparmaverin
D. Gardenal
-
Câu 9:
Hội chứng huyết tán uré máu cao / Lỵ trực khuẩn không có các đặc điểm sau đây:
A. Xuất hiện vào ngày cuối của tuần thứ 1 khi hội chứng lỵ bắt đầu ổn định
B. Thường gặp ở người lớn
C. Có liên quan đến vai trò của độc tố shigatoxine
D. Công thức bạch cầu có thể có hình ảnh giả bạch cầu cấp
-
Câu 10:
Cơ chế chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn là:
A. Chán ăn khi bị bệnh
B. Giảm hấp thu chất dinh dưỡng
C. Nhu cầu cơ thể làm lành vết lóet
D. Mất đạm qua tổn thương
-
Câu 11:
Lỵ trực khuẩn có thể gây các biến chứng tại ruột sau, ngoại trừ:
A. Xuất huyết
B. Thủng đại tràng gây viêm phúc mạc
C. Rối loạn vi khuẩn chí
D. Lồng ruột
-
Câu 12:
Xét nghiệm cấy phân ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Shigella từ phân tươi thấp
B. Kết quả (+) đạt được trong 24 h sau khi có triệu chứng lâm sàng
C. Tỷ lệ (+) cao nhất là trong ngày đầu của bệnh
D. Kết quả (+) có thể kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh
-
Câu 13:
Trong thể lâm sàng của lỵ trực khuẩn, thể lỵ kéo dài có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng hay người già suy kiệt
B. Có thể gây phản ứng giả bạch cầu cấp , nhiễm trùng máu
C. Do S. dysenteria type 1
D. Có thể gây nhiễm trùng huyết do Shigella
-
Câu 14:
Về sinh lý bệnh của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Tổn thương lúc đầu khu trú ở đại tràng Sigma sau đó lan lên phần trên của đại tràng
B. Trong trường hợp nặng viêm lan tỏa đến đoạn cuối của hồi tràng
C. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu nước và điện giải
D. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng
-
Câu 15:
Về nguyên tắc điều trị lỵ trực khuẩn cần chọn kháng sinh đúng nhất là:
A. Theo kinh nghiệm
B. Theo kháng sinh đồ
C. Rẻ tiền
D. Bằng đường uống, thải qua đường tiêu hoá
-
Câu 16:
Nên chọn chế độ ăn nào sau đây cho bệnh nhân lỵ trực khuẩn giai đoạn toàn phát:
A. Cháo thit, cá, nước hoa quả
B. Cơm thịt, cá, rau quả
C. Cháo cà rốt, trứng, sửa
D. Cháo thit, trứng, rau quả
-
Câu 17:
Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn, cần chọn loại nước nào sau đây:
A. Nước thịt
B. Nước cháo
C. Nước đường
D. Nước hoa quả
-
Câu 18:
Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn suy kiêt nặng, nên chọn loại dịch chuyền nào sau:
A. Ringer lactat
B. Moriamin
C. Morihepamin
D. Plasma tươi
-
Câu 19:
Trong điều trị lỵ trực khuẩn, thuốc giảm đau có các tác hại sau, ngoại trừ:
A. Làm chậm thải vi khuẩn
B. Dễ gây sa trực tràng
C. Kéo dài thời gian bệnh
D. Làm bệnh nặng thêm
-
Câu 20:
Để phòng bệnh lỵ trực khuẩn ở nước ta hiện nay, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:
A. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn chết
B. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn sống giảm độc lực
C. Uống thuốc phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh
D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
-
Câu 21:
Trong yếu tố tiên lượng nặng của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không phù hợp:
A. Trẻ sơ sinh, người già suy kiêt
B. Vãng khuẩn huyết
C. Đau bụng nhiều
D. Hạ thân nhiệt
-
Câu 22:
Lâm sàng của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây đúng:
A. Thời kỳ ủ bệnh 2 - 7 ngày
B. Bệnh khởi đột ngột với đau bụng quặn từng cơn kèm đi cầu phân nhầy máu
C. Ở thời kỳ toàn phát bệnh nhân thường sốt cao hơn thời kỳ khởi phát
D. Triệu chứng mót rặn bao giờ cũng có
-
Câu 23:
Chẩn đoán xác định lỵ trực khuẩn dựa vào:
A. âm sàng + dịch tễ
B. Lâm sàng + công thức máu
C. Cấy phân + dịch tễ
D. Lâm sàng + cấy phân
-
Câu 24:
Chẩn đoán phân biệt lỵ trực khuẩn và hội chứng lỵ do các vi khuẩn khác chủ yếu dựa vào các dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Cấy phân
B. Tính chất phân
C. Dấu hiệu mót rặn
D. Triệu chứng đau bụng
-
Câu 25:
Để phòng chống sự lây lan của bệnh lỵ trực khuẩn tại các cơ sở y tế cần thực hiện các biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Cung cấp đủ nước và xà phòng rửa tay
B. Rửa ty sạch bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh
C. Không được phân những nhân viên phục vụ bệnh nhân lỵ vào việc nấu ăn
D. Không đổ phân bệnh nhân vào nhà vệ sinh chung
-
Câu 26:
Về việc dùng kháng sinh để phòng bệnh lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Không có kết quả
B. Làm tăng tỷ lệ kháng thuốc
C. Làm cho việc điều tra bệnh trở nên khó khăn
D. Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
-
Câu 27:
Trong phòng bệnh cá nhân lỵ trực khuẩn, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:
A. Xữ lý tốt nước thải và nước uống
B. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh
C. Phát hiện và điều trị người lành mang trùng
D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
-
Câu 28:
Trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm, để phòng lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Không ăn các thức ăn tươi
B. Đun nấu thức ăn cho đến khi chín
C. Ăn thức ăn khi còn nóng
D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau đại tiểu tiện
-
Câu 29:
Shigella là một loại trực khuẩn gram(-), di động, thuộc họ Enterobacteriaceae?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Ở các nước đang phát triển, có thể xảy ra các vụ dịch lỵ trực khuẩn lớn với tỷ lệ tử vong có nơi lên đến 15 %?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Không nên cho bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn ăn nhiều chất đạm vì tổn thương ở ruột gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Để phòng chống lỵ trực khuẩn không được ăn các thức ăn chưa được nấu chín?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Hiện nay vaccin phòng bệnh lỵ trực khuẩn chứa vi khuẩn sống giảm độc lực đã được ứng dụng có kết quả ở nhiều nước trên thế giới?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Nhiễm não mô cầu là bệnh:
A. Của trẻ em
B. Của người lớn
C. Của bất cứ lứa tuổi nào
D. Tất cả mọi người trừ người già
-
Câu 35:
Não mô cầu không gây bệnh nào sau đây:
A. Viêm màng não mủ
B. Viêm phổi
C. Chảy máu thượng thận
D. Viêm não