700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
415 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Có những cơ quan nào của Nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng? 


    A. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án.


    B. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Tổ chức luật sự.


    C. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án, Tổ chức giám định tư pháp.


    D. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Cơ quan công chứng.


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Có những tổ chức nào không thuộc Nhà nước tham gia các hoạt động tố tụng.


    A. Tổ chức luật sư. Các tổ chức, đoàn thể xã hội. 


    B. Tổ chức luật sư. Cơ quan công chứng. Các tổ chức, đoàn thể xã hội. 


    C. Cơ quan công chứng. Tổ chức giám định tư pháp. Đoàn thanh niên. 


    D. Tổ chức luật sư. Hội liên hiệp phụ nữ. Sở tư pháp.


  • Câu 3:

    Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hành chính tại toà án.


    A. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. 


    B. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. 


    C. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. 


    D. Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hình sự.


    A. Khởi tố vụ án hìmh sự, điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm, thi hành án. 


    B. Điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc, xét xử theo trình tự tái thẩm. 


    C. Khởi động vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm xét xử theo trình tự tái thẩm. 


    D. Khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. 


  • Câu 5:

    Thế nào là xét xử sơ thẩm?


    A. Là xét xử vụ án về nội dung. 


    B. Là xét xử lần đầu vụ án. 


    C. Là xét xử sơ bộ vụ án. 


    D. Là xét xử vụ án ở cấp thứ nhất.


  • Câu 6:

    Thế nào là xét xử phúc thẩm?


    A. Là xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. 


    B. Là xét xử lần thứ 2 đối với vụ án. 


    C. Là xét xử lại vụ án theo yêu cầu của một bên. 


    D. Là xét xử lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. 


  • Câu 7:

    Thế nào là xét xử giám đốc thẩm?


    A. Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. 


    B. Là xét xử lại bản án ở cấp thứ 3. 


    C. Là xét xử lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật. 


    D. Là xét xử lại các bản án có khiếu nại của một trong các bên.


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Thế nào là xét xử tái thẩm?


    A.  Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do có những tình tiết mới. 


    B. Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị sai sót. 


    C. Là việc toà án tự khắc phục si sót trong bản án trước của mình. 


    D. Là việc xét lại bản án, quyết định có kháng caó, kháng nghị. 


  • Câu 9:

    Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm?


    A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao. 


    B. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình sự TAND tối cao. 


    C. TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao. 


    D. TAND tối cao, TAND tỉnh.


  • Câu 10:

    Cấp tòa án nào có quyền xét xử tái thẩm?


    A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao. 


    B. TAND huyện, TAND tỉnh, toà án quân sự. 


    C. TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh. 


    D. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà chuyên trách TAND tối cao. Toà chuyên trách TAND tỉnh. 


  • Câu 11:

    Trình bày các loại giám định tư pháp?


    A. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần) giám định kế toán – tài chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật. 


    B. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật. 


    C. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định khoa học – kỹ thuật. 


    D. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật. 


  • Câu 12:

    Cơ quan công chứng thực hiện những nhiệm vụ gì?


    A. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng thực. 


    B. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng nhận. 


    C. Thực hiện việc công nhận. Thực hiện việc công chứng. 


    D. Thực hiện dịch vụ công. Thực hiện trợ giúp pháp lý.


  • Câu 13:

    Cơ quan nào của Nhà nước có quyền công chứng?


    A. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. 


    B. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện. 


    C. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp xã. 


    D. UBND cấp huyện, UBND cấp xã. 


  • Câu 14:

    Các loại tranh chấp kinh tế mà luật tố tụng kinh tế điều chỉnh:


    A. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. 


    B. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. 


    C. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. 


    D. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. 


  • Câu 15:

    Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế:


    A. Những vụ án được quy định tại điều 12 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trừ những việc của toà án nhân dân huyện. Những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân huyện nhưng toà án nhân dân tỉnh thấy cần lấy lên để xét xử.


    B. Những vụ án có nhân tố nước ngoài. 


    C. Những vụ án có nhân tố nước ngoài. Những vụ án mà giá trị tranh chấp là 300 triệu đồng trở lên. 


    D. Những vụ án không thuộc thẩm queyèn của Toà án nhân dân huyện. Những vụ án mà giá trị tranh chấp trên 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). 


  • Câu 16:

    Nội dung đơn kiện về tranh chấp kinh tế gửi đến toà án gồm những điều gì?


    A. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết. 


    B. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. 


    C. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết. 


    D. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. 


  • Câu 17:

    Các điều kiện để toà án có thể thụ lý (tiếp nhận đơn kiện) các vụ tranh chấp kinh tế.


    A. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài.


    B. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. 


    C. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài.


    D. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.


  • Câu 18:

    Thủ tục hoà giải trong các vụ tranh chấp kinh tế được toà án quy định như thế nào?


    A. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà án tiến hành hoà giải. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành. 


    B. Hoà giải không phải là thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Hoà giải được tiến hành khi mở phiên toà. Hoà giải không cần sự có mặt của đương sự. 


    C. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà tiến hành hoà giải. 


    D. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành. 


  • Câu 19:

    Nếu hoà giải các vụ tranh chấp kinh tế không có kết quả thì toà án quyết định như thế nào?


    A. Lập biên bản hoà giải không thành. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 


    B. Lập biên bản hoà giải không thành. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử. 


    C. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giao hồ sơ cho viện kiểm sát. 


    D. Ra quyết định tiếp tục hoà giải. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử. 


  • Câu 20:

    Phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp kinh tế sẽ bị hoãn trong trường hợp nào?


    A. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên toà, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. 


    B. Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. 


    C. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. 


    D. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà).


  • Câu 21:

    Khi xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế, thủ tục bắt đầu phiên toà có những việc gì?


    A. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng. 


    B. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng. 


    C. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng. 


    D. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai  đúng sự thật. 


  • Câu 22:

    Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế có những việc gì?


    A. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. 


    B. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. 


    C. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. 


    D. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ  nghị án.


  • Câu 23:

    Thế nào là nghị án trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế?


    A. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. 


    B. Khi nghị án. Hội thẩm nhân dân chủ trù. Có đại diện viện kiểm sát tham dự. Thẩm phán quyết định cuối cùng. 


    C. Thẩm phán chủ trì việc nghị án. Người làm chứng được tham gia nghị án. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. 


    D. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. Đại diện viện kiểm sát có ý kiến sau cùng.


  • Câu 24:

    Thế nào là tuyên án trong phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án kinh tế?


    A. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cao cũng như nghĩa vụ chấp hành bản án. 


    B. Sau khi nghị án, hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cáo cũng như nghĩa vụ chấp hành án. Hội thẩm nhân dân tiếp tục giải thích các quyền và nghĩa vụ khác cho bị cáo. 


    C. Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biểu. 


    D. Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biêủ. Người làm chứng phát biểu sau cùng. 


  • Câu 25:

    Ai có quyền kháng cáo (chống án) bản án hoặc quyết định sơ thẩm về vụ án kinh tế của toà án?


    A. Đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án). Người đại diện của đương sự. 


    B. Nguyên đơn. Người bào chữa. Người làm chứng. 


    C. Bị đơn. Người phiên dịch. 


    D. Nguyên đơn, bị đơn. Tổ chức đoàn thể xã hội. Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 


  • Câu 26:

    Ai có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm về kinh tế của Toà án?


    A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân trên một cấp. 


    B. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. 


    C. Viện kiểm sát quân sự. Giám định viên. 


    D. Chủ nhiệm đoàn luật sư. Người phiên dịch. 


  • Câu 27:

    Những tổ chức, cá nhân nào có quyền tham gia phiên toà phúc thẩm về kinh tế?


    A. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát. 


    B. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát.


    C. Đương sự kháng caó, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Đại diện viện kiểm sát. 


    D. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập.


  • Câu 28:

    Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử các vụ án kinh tế:


    A. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    B. Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    C. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    D. Bác kháng cáo, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


  • Câu 29:

    Các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự:


    A. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. 


    B. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. 


    C. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. 


    D. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. 


  • Câu 30:

    Những cơ quan nào tiến hành tố tụng dân sự?


    A. Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân. 


    B. Cơ quan công an. Viện kiểm sát. 


    C. Cơ quan công chứng, chứng thực, Toà án nhân dân. 


    D. Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư.


ZUNIA9