700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
411 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, hành vi hạn chế cạnh tranh là gì?


    A. Là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế


    B. Là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, cản trở các doanh nghiệp khác dùng thủ đoạn trong vị trí ưu thế của mình để giữ đọc quyền


    C. Là hành vi của một số doanh nghiệp thỏa thuận với nhau để hạn chế các doanh nghiệp khác


    D. Là hành vi của doanh nghiệp gây cản trở cạnh trạnh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?


    A. Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, người tiêu dùng


    B. Là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với đạo đức kinh doanh gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp khác


    C. Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác, người tiêu dùng


    D. Là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với đạo đức kinh doanh, trái với quy định pháp luật làm thiệt hại cho xã hội, Nhà nước


  • Câu 3:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là gì?


    A. Là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo thàng, quý, năm


    B. Là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm


    C. Là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm


    D. Là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, thị phần kết hợp là gì?


    A. Là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế


    B. Là thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


    C. Là thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào tập trung kinh tế


    D. Là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


  • Câu 5:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm:


    A. Giá thành sản xuất sản phẩm , dịch vụ; CHi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


    B. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


    C. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa


    D. Giá mua hàng hóa; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


  • Câu 6:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, vụ việc cạnh tranh là gì?


    A. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh bi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật


    B. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, bị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật


    C. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật


    D. Là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp


  • Câu 7:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, tố tụng cạnh tranh là gì?


    A. Là hoạt động của cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh


    B. Là hoạt động của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh


    C. Là hoạt động của doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh


    D. Là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Là hoạt động của tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh


    A. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; Có khả năng áp dụng trong kinh doanh


    B. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; Khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó


    C. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được


    D. Là thông tin có đủ các điều kiện được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 9:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, tập trung kinh tế là gì?


    A. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật


    B. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật


    C. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật


    D. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác


  • Câu 10:

    Theo luật cạnh tranh Việt Nam, sáp nhập doanh nghiệp là gì?


    A. Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập


    B. Là việc một doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác và chấm dứt hoạt đọng của doanh nghiệp bị sáp nhập


    C. Là việc một số doanh nghiệp này bị nhập vào một doanh nghiệp khác và chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp bị sáp nhập


    D. Là việc một hoặc một số doanh nghiệp này nhập vào doanh nghiệp khác về tài sản, nợ nần, số lao động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhật


  • Câu 11:

    Theo luật cạnh tranh Việt Nam, hợp nhất doanh nghiệp là gì?


    A. Là việc cá doanh nghiệp tự nguyện hợp nhất với nhau để lập một doanh nghiệp mới; Các doanh nghiệp tự nguyện hợp nhất chấm dứt sự tồn tại


    B. Là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển tài bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình đẻ hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất


    C. Là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp hợp nhất với nhau về tất cả các mặt để thành lập một doanh nghiệp mới


    D. Là việc các doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản và lợi ích hợp pháp của mình để lập một doanh nghiệp mới và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũ


  • Câu 12:

    Theo luật cạnh tranh VIệt Nam, mua lại doanh nghiệp là gì?


    A. Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác để kiểm soát, chi phối ngành nghề của của doanh nghiệp bị mua lại


    B. Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại


    C. Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác


    D. Là việc doanh nghiệp này mua lại tài sản của doanh nghiệp khác với những điều kiện do doanh nghiệp bán đưa ra


  • Câu 13:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì?


    A. Là việc các doanh nghiệp cùng nhau góp vốn, tài sản, lao động, phương tiện, thiết bị để lập một doanh nghiệp liên doanh


    B. Là việc các doanh nghiệp cùng nhau góp vốn và tài sản để lập một doanh nghiệp liên doanh


    C. Là việc hai hoặc nhiều liên doanh cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới


    D. Là việc hai hoặc nhiều liên doanh cùng nhau góp vốn để thành lập một doanh nghiệp mới.


  • Câu 14:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, bán hàng đa cấp là gì?


    A. Là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng điều kiện sau đây: Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau


    B. Là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng điều kiện sau đây: Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia


    C. Là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng điều kiện sau đây: Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận


    D. Là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng tất cả các điều kiện được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 15:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh được cạnh tranh như thế nào?


    A. Được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh


    B. Được cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước xem xét để bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh


    C. Được tự do cạnh tranh. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh tùy từng trường hợp cụ thể


    D. Được cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Việc bảo hộ quyền cạnh tranh


  • Câu 16:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi nào để cản trở cạnh tranh trên thị trường?


    A. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật


    B. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc cá doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường


    C. Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp


    D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 17:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu bao gồm:


    A. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và tập trung kinh tế


    B. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế


    C. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế


    D. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền


  • Câu 18:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?


    A. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan


    B. Khi doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể


    C. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể


    D. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể


  • Câu 19:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?


    A. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan


    B. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan


    C. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan


    D. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp được nêu tại phương án A, B và C nói trên


  • Câu 20:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền?


    A. Khi không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan


    B. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 75% trở lên trên thị trường liên quan


    C. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 65% trở lên trên thị trường liên quan


    D. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 50% trở lên trên thị trường liên quan


  • Câu 21:

    Hai doanh nghiệp được coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:


    A. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh


    B. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh


    C. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực


    D. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hoạt động thực hiện cạnh tranh


  • Câu 22:

    Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:


    A. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động nhằm chiếm lĩnh thị trường


    B. Tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh


    C. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực


    D. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động thực hiện cạnh tranh


  • Câu 23:

    Bốn doanh nghiệp được coi có vị trí thông slinhx thị trường nếu có:


    A. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hành động về hoạt động cạnh tranh


    B. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hoạt động về gây hạn chế cạnh tranh


    C. Tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh


    D. Tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau có những hoạt động cnahj tranh không lành mạnh.


  • Câu 24:

    Đối với doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền, nhà nước sẽ kiểm soát bằng những biện pháp nào?


    A. Quyết định giá mua, giá bán, số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó


    B. Quyết định số lượng sản phẩm, phạm vi thị trường của sản phẩm, từng thời gian quyết định giá mua, giá bán của sản phẩm


    C. Quyết định toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến thị trường


    D. Quyết định giá mua, giá bán của hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp


  • Câu 25:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện các hành vị nào?


    A. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng


    B. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh


    C. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp... những đối thủ cạnh tranh mới


    D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 26:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm thực hiện các hành vi nào?

     

    A. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ... công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng


    B. Áp đặt điều kiện thương mai khác nhau trong giao dịch như nhau... những đối thủ cạnh tranh mới


    C. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng


    D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 27:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, những trường hợp tập trung kinh tế nào thì bị cấm?


    A. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật


    B. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 65% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật


    C. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 75% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật


    D. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 85% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật


  • Câu 28:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, những trường hợp tập trung kinh tế nào thì có thể được xem xét miễn trừ khỏi quy định cấm?


    A. Trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản


    B. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phàn phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ


    C. Trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật


    D. Tất cả các trường hợp nêu tại phương án A,B và C nói trên


  • Câu 29:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:


    A. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;.. Gièm pha doanh nghiệp khác


    B. Gây rối hoạt động kinh doanh...; Phân biệt đối xử của hiệp hội


    C. Bán hàng đa cấp bất chính;... cạnh tranh không lành mạnh


    D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A,B và C nói trên


  • Câu 30:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, các nhân kinh doanh bị cấm sử dụng các loại chỉ dẫn nào?


    A. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    B. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    C. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    D. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


ZUNIA9