700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế
tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức nào?
A. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm
B. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm
C. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm hoặc bán hàng trực tiếp tại nơi sản xuất
D. Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh
-
Câu 2:
Khi đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có nghĩa vụ gì?
A. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toàn, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định
B. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định, không được lừa dối khách hàng
C. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định, không được lừa dối khách hàng, phải quảng cáo trung thực, bán hàng đúng chất lượng theo mẫu, niêm yết giá
D. Hoạt động đúng với nội dung đã đăng ký, công bố nội dung đăng ký trên báo, phải có tên thương mại, biểu hiện, mở sổ sách kế toán, đăng ký thuế và nộp thuế, niêm yết giá, lập hóa đơn chứng từ hợp pháp
-
Câu 3:
Khi đã được đăng kí kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có những quyền gì?
A. Trực tiếp quản lí hoặc thuê người quản lí,có quyền cho thuê,bán,chuyển đổi thương mại,có quyền đắt chi nhánh,văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại bất cứ lúc nào
B. Trực tiếp quản lí hoặc thuê người quản lí,có quyền cho thuê,bán,chuyển đổi nghề thương mại,có quyền đặt chi nhánh,văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước,tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài,giải thể doanh nghiệp bất cứ lúc nào
C. Trực tiếp quản lí hoặc thuê người quản lí,hoạt động thương mại,cho thuê,thuê,bán sản phẩm thương mại,ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại
D. Trực tiếp quản lí hoặc thuê người quản lí,hoạt động thương mại,cho thuê,thuê,bán sản phẩm bất thương mại,chấm dứt hoạt động thương mại hoặc giải thể doanh nghiệp thương mại bất cứ lúc nào
-
Câu 4:
Cơ quan nhà nước về đăng kí kinh doanh hành nghề thương mại có quyền hạn gì?
A. Quyền yêu cầu người đăng kí kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải nộp phí trước khi đăng kí kinh doanh
B. Quyền yêu cầu người đăng kí kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải chịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong giấy kinh doanh
C. Quyền yêu cầu người đăng kí kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân
D. Quyền yêu cầu người đăng kí kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân,cung cấp đầy đủ
-
Câu 5:
Trình bày các hình thức cung ứng dịch vụ thương mại?
A. Bằng giấy tờ ký giữa 2 bên,bằng miệng hoặc bằng 1 hành vi cụ thể
B. Bằng văn bản, trao đổi miệng
C. Bằng văn bản, trao đổi miệng,hành vi
D. Bằng văn bản,hành vi cụ thể
-
Câu 6:
Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại?
A. Tùy theo tính chất và hậu quả xảy ra, người vi phạm bị xử lý theo hình thức: Xử lý hành chính, xử lý hình sự( bồi thường thiệt hại)
B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra, người vi phạm bị xử lý một trong các hình thức: Xử lý hình sự, xử lý dân sự
C. Tùy theo tính chất, người vi phạm bị xử lý theo một trong ba hình thức: Xử lý hành chính, xử lý hình sự, xử lý dân sự
D. Tùy theo hậu quả vi phạm, người vi phạm bị xử lý theo một trong các hình thức: Xử lý hành chính, xử lý hình sự, xử lý dân sự
-
Câu 7:
Các hành vi vi phạm pháp luật thương mại?
A. Vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, chế độ thuế, chế độ xuất nhập khẩu hàng hóa
B. Vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, vi phạm về hóa đơn, chứng từ kế toán, nhãn hàng hóa, về hàng lậu, hàng giả, hàng kinh doanh trái phép, về quyền sở hữu trí tuệ, tên xuất xứ hàng hóa.
C. Vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, mua bán hàng hóa trong nước, ngoài nước
D. Vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, mua bán hàng hóa trong nước, ngoài nước, chế độ thuế, phí, lệ phí
-
Câu 8:
Các loại chế tài để xử lý vi phạm hợp đồng trong thương mại?
A. Buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại
B. Buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng
C. Buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng
D. Buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, hủy bỏ hợp đồng
-
Câu 9:
Theo Luật thương mại hiện hành, hình thức đấu thầu bao gồm?
A. Là hoạt động thương mại, trong đó bên mua hàng thông qua người mời thầu chọn ra người cung cấp hàng tốt theo yêu cầu của bên mua hàng
B. Là hoạt động thương mại, trong đó bên mua hàng thông qua người mời thầu nhằm chọn ra thương nhân cấp hàng tốt nhất theo yêu cầu của bên mua hàng
C. Là hoạt động thương mại, trong đó một bên mua hàng thông qua người mời thầu nhằm chọn ra thương nhân cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu
D. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng thông qua tổ chức mời thầu nhằm chọn ra người mua hàng hóa đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu theo quy định của pháp luật
-
Câu 10:
Luật thương mại quy định cấm hành vi nào của thương nhân trong việc bán hàng hóa cho người tiêu dùng?
A. Nâng giá, ép giá, lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, sai quy cách, phẩm chất đã đăng kí, quảng cáo dối trá, khuyến mại bất hợp pháp
B. Bán giá cao hơn quy định của nhà nước, ép giá, lừa dối, cân, đo, đong, đếm sai, bán hàng không đồng bộ, bán hàng kém phẩm giá, quảng cáo sai sự thật, khuyến mại bất hợp pháp
C. Nâng giá, ép giá, lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, bán hàng không đồng bộ, hàng kém chất lượng, sai quy cách, phẩm chất đã đăng kí, quảng cáo sai sự thật
D. Bán giá cao hơn quy định của nhà nước, ép giá, lừa dối, cân, đo, đong, đếm sai, bán hàng không đồng bộ, bán hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật