700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế
tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp nào về mua bán hàng hoá giữa 2 công ty và đều có mục đích lợi nhuận do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?
A. Toà án nhân dân tối cao.
B. Toà án nhân dân cấp tỉnh.
C. Toà án nhân dân cấp huyện.
D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.
-
Câu 2:
Ai có quyền vay vốn tại các tổ chức tín dụng Việt Nam bằng cách thế chấp giá trị quyền sử dụng đất?
A. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
B. Cá nhân, các loại pháp nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.
C. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.
D. Hộ gia đình, pháp nhân, cá nhân, tổ chức.
-
Câu 3:
Cá nhân, tổ chức nào được góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất?
A. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.
B. Các tổ chức, pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình.
C. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp liên doanh.
D. Các tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam.
-
Câu 4:
Cá nhân, hộ gia đình nông nghiệp, muốn cho thuê đất phải có điều kiện gì?
A. Chuyển sang làm nghề khác.
B. Gia đình gặp khó khăn.
C. Thiếu sức lao động.
D. Gặp nhiều rủi ro.
-
Câu 5:
Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp muốn cho thuê lại phải có điều kiện gì?
A. Đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.
B. Đã trả tiền thuê đất cho một nửa thời gian thuê.
C. Đã trả tiền thuê đất cho 3/4 thời gian thuê.
D. Đã trả tiền thuê đất cho 1/4 thời gian thuê.
-
Câu 6:
Tổ chức kinh tế muốn cho thuê đất phải có điều kiện gì?
A. Đất mà tổ chức kinh tế đang sử dụng.
B. Đất do Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế có thu tiền.
C. Đất mà tổ chức kinh tế đang thuê của Nhà nước.
D. Đất mà tổ chức kinh tế đang được Nhà nước cấp.
-
Câu 7:
Tổ chức kinh tế thuê đất của Nhà nước, muốn cho thuê lại phải có điều kiện gì?
A. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng tổ chức kinh tế không muốn dùng đến nữa.
B. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng sử dụng không có hiệu quả.
C. Đất do Nhà nước cho thuê mà tổ chức kinh tế đã trả hết tiền thuê đất.
D. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng có người muốn thuê lại.
-
Câu 8:
Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất ở trong khu dân cư nông thôn?
A. UBND xã.
B. Cơ quan địa chính cấp huyện, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh xem xét đơn của các gia đình rồi ra quyết định.
C. UBND xã xác nhận đơn của các gia đình xin đất ở rồi đưa lên UBND huyện ra quyết định.
D. UBND tỉnh quyết định.
-
Câu 9:
Thế nào là đất đô thị?
A. Là đất của cộng đồng người sống tập trung, hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
B. Là đất trong một thị trấn, thị xã, thành phố được sử dụng để xây dựng nhà, ở, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng.
C. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng như cầu cống, bệnh viện, chợ, công viên, khu vui chơi, sân vận động.
D. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, trung tâm thương mại, công trình văn hoá, an ninh quốc phòng, các khu vui chơi giải trí.
-
Câu 10:
Thế nào là đất chuyên dùng?
A. Đường giao thông, đê điều, thăm dò khai thác khoáng sản, công trình an ninh quốc phòng, đất làm muối, làm nghĩa trang.
B. Là đất được sử dụng vào việc xây dựng các công trình chuyên môn không đúng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nhà ở.
C. Là đất được sử dụng vào mục đích không phải nông nghiệp, lâm nghiệp, nhà ở.
D. Là đất được sử dụng để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng, đê điều thuỷ lợi, thăm dò khai thác khoáng sản, đất làm muối, làm nghĩa trang, làm công trình văn hoá.
-
Câu 11:
Tổ chức kinh tế được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất những loại đất nào?
A. Đất do Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
B. Đất do Nhà nước giao không thu tiền, giao có thu tiền hoặc cho thuê đất.
C. Đất do Nhà nước cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
D. Đất do mua lại của cá nhân, hộ gia đình.
-
Câu 12:
Những loại đất nào, tổ chức kinh tế được phép cho thuê quyền sử dụng?
A. Đất do Nhà nước cho thuê đã trả đủ tiền thuê đất do Nhà nước giao có thu tiền.
B. Đất do Nhà nước giao có thu tiền, đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp, đất đã có cơ sở hạ tầng.
C. Đất đã có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất do Nhà nước giao có thu tiền, đất thuê của Nhà nước đã trả đủ tiền thuê, đất chuyển nhượng hợp pháp.
D. Đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, đất thuê của Nhà nước, đất đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
-
Câu 13:
Những cá nhân, tổ chức nào được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất?
A. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
B. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế.
C. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
D. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang.
-
Câu 14:
Những loại đất nào được phép đem đi thế chấp?
A. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất.
B. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất.
C. Đất nông nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất, đất ở, đất chuyên dùng.
D. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất thuê cuả Nhà nước đã trả tiền thuê đất.
-
Câu 15:
Có thể khởi tố về hình sự một nhà kinh doanh vi phạm pháp luật nhưng vi phạm này không được quy định trong Bộ Luật Hình sự?
A. Không thể.
B. Không thể, trừ trường hợp hành vi rất nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng.
C. Không thể, trừ trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng.
D. Không thể, trừ trường hợp vi phạm này tái phạm nhiều lần.
-
Câu 16:
Theo luật thương mại và Luật Hình sự, những hành vi sau đây của nhà kinh doanh có phải là tội phạm không?
A. Buôn lậu, trốn thuế, đổ rác ra vỉa hè, quảng cáo dối trá.
B. Buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, quảng cáo dối trá.
C. Buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá.
D. Có ý làm trái, buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá.
-
Câu 17:
Căn cứ để phân biệt hành vi vi phạm hành chính với hành vi tội phạm trong hoạt động kinh doanh.
A. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh, vào cơ quan có thẩm quyền xử lý.
B. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh.
C. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh, vào cơ quan có thẩm quyền xử lý, vào hính thức chế tài.
D. Một bên Luật Hành chính điều chỉnh, một bên Luật Hình sự điều chỉnh.
-
Câu 18:
Những cơ quan hành chính nào có quan hệ nhiều với doanh nghiệp?
A. Cơ quan thuế, lao động, địa chính, đất đai, bảo vệ môi trường.
B. Cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế lao động, địa chính, bảo vệ môi trường, quản lý thị trường.
C. Các sở của tỉnh, thành phố, cơ quan thuế, uỷ ban nhân dân các cấp.
D. Cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, bảo vệ môi trường địa chính, quản lý thị trường, đo lường tiêu chuẩn.
-
Câu 19:
Quyền của cơ quan hành chính đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
A. Cấp phép, đăng ký, chứng thực, chứng nhận, ra lệnh, bác bỏ, thanh tra, cưỡng chế.
B. Cấp phép, đăng ký, thanh tra, cưỡng chế, đỏi hỏi doanh nghiệp phải báo cáo tình hình tài chính.
C. Cấp phép, đăng ký, thanh tra, cưỡng chế, tiến hành kiểm toán.
D. Cấp phép, đăng ký, chứng thực, chứng nhận, công chứng, thanh tra, cưỡng chế, tiến hành kiểm toán, thu thuế.
-
Câu 20:
Nếu cơ quan hành chính có thẩm quyền không đăng ký cho lập doanh nghiệp, công dan có quyền kiện hay không? kiện ở đâu?
A. Kiện với cơ quan cấp trên của cơ quan hành chính đó.
B. Kiện tại Viện kiểm sát nhân dân.
C. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
D. Kiện tại Toà án hành chính.
-
Câu 21:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thẩm quyền không đăng ký cho lập doanh nghiệp, công dân có quyền kiện hay không? Kiện ở đâu?
A. Kiện tại cơ quan thuế cấp trên.
B. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
C. Kiện tại. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Kiện tại Toà án hành chính.
-
Câu 22:
Doanh nghiệp có quyền kiện một quyết định đình chỉ kinh doanh của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp mình hay không? Kiện ở đâu?
A. Kiện tại cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.
B. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
C. Kiện tại Viện kiểm sát nhân dân
D. Kiện tại Toà án hành chính.
-
Câu 23:
Nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hoạt động, phải báo cho cơ quan nào, ở cấp nào?
A. Báo cho cơ quan đã cấp cho mình.
B. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và toà án.
C. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và uỷ ban nhân dân.
D. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và Viện kiểm sát nhân dân.
-
Câu 24:
Doanh nghiệp có quyền kiện cơ quan hành chính trước toà án hành chính về những việc gì?
A. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, phạt về bảo vệ môi trường.
B. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, phạt hành chính, quyết định trưng dụng tài sản của doanh nghiệp.
C. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, tháo dỡ công trình.
D. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, tháo dỡ công trình, phạt hành chính, quyết định trưng dụng tài sản của doanh nghiệp.
-
Câu 25:
Thế nào là chế tài hành chính?
A. Là biện pháp cưỡng chế của cơ quan hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
B. Là biện pháp phạt những hành vi vi phạm pháp luật về hành chính.
C. Là biện pháp cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm nhẹ.
D. Là biện pháp trừng phạt bắt buộc đối vứi cá nhân vi phạm pháp luật hành chính.
-
Câu 26:
Cơ quan hành chính gồm:
A. Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân các cấp.
B. Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xã, phường, thị trấn.
C. Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân các cấp.
D. Bộ, Chính phủ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.
-
Câu 27:
Các hình thức cưỡng chế hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm hành chính:
A. Xử phạt hành chính, ngăn chặn hành chính, cảnh cáo, phạt tiền.
B. Phòng ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính, xử phạt hành chính.
C. Phạt tiền, tịch thu tang vật.
D. Cảnh cáo, tịch thu, phạt tiền.
-
Câu 28:
Các hình thức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm hành chính:
A. Phạt tiền, cảnh cáo và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
B. Phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, buộc khôi phục lại tình trạng mất trật tự.
C. Phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu, buộc thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự công cộng.
-
Câu 29:
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
A. Vi phạm các quy định về: ghi chép sổ sách, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, kiểm kê tài sản, tổ chức bộ máy, hành nghề, áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định khác.
B. Vi phạm quy định về chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán, về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, về kiểm tra, bảo quản, lữu trữ tài liệu kế toán, về kiểm kê tài sản, về tổ chức bộ máy và bố trí ngời làm kế toán, hành nghề về áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định khác.
C. Vi phạm quy định về chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán, bút toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, lữu trữ tài liệu kế toán, kiểm kê tài sản, hành nghề, áp dụng áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định khác.
D. Vi phạm các quy định về: Kiểm toán, chứng từm sổ sách, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chinh, lưu trữ tài liệu kế toán, kiểm kê tài sản, tổ chức bộ máy, hành nghề, áp dụng chế độ kế toán và các quy định khác.
-
Câu 30:
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
A. Vi phạm các quy định về kiểm tra hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
B. Vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
C. Vi phạm các quy định về hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
D. Vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại, dịch vụ các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.