700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
411 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Trình bày những thủ tục chủ yếu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp thương mại?


    A. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ tại Bộ kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ


    B. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đâù tư, nộp bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ


    C. Làm đơn và kê khai theo mẫu của UBND tỉnh, nộp bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ


    D. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ tại Sở Thương mãi, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Quyền sở hữu hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua được tính từ thời điểm nào?


    A. Từ thời điểm ký kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác


    B. Từ thời điểm trả tiền, nếu không có thoả thuận khác


    C. Từ thời điểm giao hàng, nếu không có thoả thuận khác


    D. Từ thời điểm thanh toán, nếu không có thoả thuận khác


  • Câu 3:

    Thế nào là thời hiệu tố tụng áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại?


    A. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ khi khiếu nại phát sinh


    B. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ khi tranh chấp phát sinh


    C. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ khi ký kết hợp đồng


    D. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ khi các bên nhận biết được tranh chấp


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp thực hiện đúng hợp đồng có những nội dung gì?


    A. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và thực hiện đúng các cam kết khác, hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện


    B. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện


    C. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng có thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh


    D. Là việc bên có quyền bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng tất cả các điều khoản ghi tỏng hợp đồng hoặc biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện hoặc dùng hàng khác để thay thế và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh


  • Câu 5:

    Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp vi phạm có những nội dung gì?


    A. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có qui định


    B. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận


    C. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, nếu pháp luật có qui định


    D. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định hoặc trả bằng hiện vật do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luậtu có qui định


  • Câu 6:

    Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp bồi thường thiệt hại cần có những yếu tố gì?


    A. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm có lỗi


    B. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mỗi quan hệ trực tiếp giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm cố ý vi phạm


    C. Có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại vật chất và tinh thần, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất, bên vi phạm hợp đồng có lỗi


    D. Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất, bên vi phạm hợp đồng có lỗi.


  • Câu 7:

    Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp huỷ hợp đồng có những nội dung chủ yếu gì?


    A. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết


    B. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng, nếu vi phạm các điều kiện mà các bên đã thoả thuận ghi trong hợp đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết


    C. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường


    D. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng, nếu có vi phạm các điều kiện mà các bên đã có thoả thuận ghi trong hợp đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Theo luật thương mại hiện hành, các nguyên tắc của đấu giá hàng hoá?


    A. Minh bạch, trực tiếp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật của các bên tham gia


    B. Công khai, minh bạch, trực tiếp, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia


    C. Công khai, trực tiếp, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên tham gia


    D. Công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thâm gia


  • Câu 9:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là đấu giá hàng hoá?


    A. Là hoạt động thương mại, do người bán hàng tự mình hoặc thuê người khác bán công khai để chọn người mua trả giá cao nhất


    B. Là hoạt động thương mại do người bán hàng hóa tự mình thực hiện việc mua hàng công khai để chọn người mua trả giá cao nhất 


    C. Là hoạt động thương mại do người bán hàng hóa thuê người khác thực hiện việc mua hàng công khai, trực tiếp để chọn người mua trả giá cao nhất


    D. Là hoạt động thương mại, do người bán hàng hóa tự mình hoặc thuê người khác thực hiện việc bán hàng công khai


  • Câu 10:

    Theo luật thương mại hiện hành, thương nhân phải có điều kiện gì mới được dự thầu?


    A. Có nghề kinh doanh phù hợp với ngành hàng đấu thầu, đủ năng lực và điều kiện về tài chính, nộp hồ sơ dự thầu đúng theo qui định do bên mời thầu đề ra


    B. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành hàng đấu thầu, đủ điều kiện về tài chính theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ dự thầu theo đúng quy định do bên mời thầu đề ra


    C. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành hàng đấu thầu, đủ năng lực, nộp hồ sơ dự thầu theo đúng quy định do bên mời thầu đề ra


    D. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành hàng đấu thầu, đủ điều kiện về tài chính, có tiền đặt cọc, nộp hồ sơ dự thầu theo đúng quy định do bên mời thầu đề ra


  • Câu 11:

    Theo luật thương mại hiện hành, hình thức đấu thầu hàng hoá bao gồm?


    A. Đấu thầu công khai, đấu thầu hạn chế


    B. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế


    C. Đấu thầu trực tiếp, đấu thầu gián tiếp


    D. Đấu thầu trực tuyến, đấu thầu thực tế


  • Câu 12:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là đấu thầu hàng hoá?


    A. Là hoạt động thương mại, trong đó bên mua hàng thông qua người mời thầu chọn ra người cung cấp hàng tốt nhất theo yêu cầu của bên mua hàng


    B. Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán hàng hóa thông qua việc mời thầu nhằm chọn ra nhà cung cấp hàng hóa đáp ứng các yêu cầu hợp lý của bên mời thầu


    C. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa thông qua bên mời thầu nhằm chọn ra chọn ra thương nhân cung cấp hàng hóa đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu


    D. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa tổ chức mời thầu nhằm chọn ra người mua hàng hóa đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu theo quy định pháp luật


  • Câu 13:

    Luật thương mại hiện hành, thế nào là xuất xứ hàng hóa?


    A. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa nhất định


    B. Là địa phương sản xuất ra một mặt hàng nổi tiếng


    C. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc thực hiện công đoạn chế biến cơ bản ra hàng hóa, công đoạn khác có thể có nhiều nước, nhiều vùng tham gia


    D. Là nước hoặc miền, vùng sản xuất ra hàng hóa


  • Câu 14:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là xúc tiến thương mại?


    A. Là hoạt động tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa gồm quảng cáo thương mại, giới thiệu trưng bày hàng hóa


    B. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa gồm khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu trưng bày sản phẩm


    C. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, giới thiệu, triển lãm thương mại, dịch vụ và hội chợ


    D. Là hoạt động tìm kiếm cơ hội để mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm nhiều hình thức như quảng cáo hội chợ triển lãm


  • Câu 15:

    Theo luật Thương mại hiện hành, thế nào là cung ứng dịch vụ?


    A.  Là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ, một bên có quyền sử dụng dịch vụ


    B. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên kia, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thỏa thuận


    C. Là hoạt động thương mại, theo đó hai bên đều có quyền và nghĩa vụ qua lại theo sự thỏa thuận


    D. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có quyền nhận tiền thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thanh toán


  • Câu 16:

    Theo luật Thương mại hiện hành, thế nào là mua bán hàng hóa?


    A. Là hoạt động thương mại trong đó một bên mua, một bên bán


    B. Là hoạt động thương mại trong đó một bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ thanh toán


    C. Là hoạt động thương mại trong đó một bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toán của bên mua


    D. Là hoạt động thương mại trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng cho bên mua, nhận tiền thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhân hàng, và quyền sở hữu hàng


  • Câu 17:

    Theo luật Thương mại hiện hành, thế nào là tập quán thương mại?


    A. Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, một miền của đất nước


    B. Là thói quen trong hoạt động thương mại được mọi người thừa nhận


    C. Là thói quen được các bên trong hoạt động thương mại thừa nhận rộng rãi


    D. Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, một miền, một lĩnh vực thương mại


  • Câu 18:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là thói quen trong hoạt động thương mại?


    A. Là quy tắc xử sự giữa các bên được lặp đi lặp lại nhiều lần, mặc nhiên được các bên thừa nhận trong giao dịch thương mại


    B. Là quy tắc xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận trong ký kết hợp đồng thương mại


    C. Là quy tắc xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền, nghĩa vụ qua lại trong hợp đồng thương mại


    D. Là quy tắc xử sự được mặc nhiên hình thành trong quá trình các bên giao kết hợp đồng và được các bên thừa nhận các quy tắc đó


  • Câu 19:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là hàng hóa?


    A. Là các loại động sản, bất động sản


    B. Là các loại động sản, những vật gắn liền với đất đai


    C. Là các loại động sản, những vật gắn liền với nhà cửa


    D. Là các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai 


  • Câu 20:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là hoạt động thương mại? 


    A. Là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi


    B. Là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi


    C. Là hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi


    D. Là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lợi


  • Câu 21:

    Cơ quan có thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là:


    A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ quản lý chuyên ngành (nếu pháp luật giao thẩm quyền cho Bộ chuyên ngành)


    B. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại


    C. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại


    D. Chính phủ, Bộ Thương mại 


  • Câu 22:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào gọi là chuyển khẩu hàng hóa?


    A. Là việc mua hàng từ nước nay sang nước khác có qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập, xuất khẩu


    B. Là việc bán hàng từ nước này sang nước khác, có qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập, xuất khẩu


    C. Là hàng hóa của các nước qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập, xuất khẩu


    D. Là việc mua hàng từ một nước bán sang một nước ngoài lãnh thổ Việt Nam, không làm thủ tục nhập vào Việt Nam va thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam


  • Câu 23:

    Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là tạm xuất, tái nhập hàng hóa?


    A. Là việc đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam rồi sau lại nhập hàng đó vào Việt Nam


    B. Là việc tạm đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài sau lại nhập hàng đó vào Việt Nam


    C. Là việc đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu hàng đó vào Việt Nam


    D. Là việc đưa hàng hóa vào các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam có làm thủ tục xuất khẩu,sau lại làm thủ tục nhập khẩu hàng đó 


  • Câu 24:

    Theo Luật thương mại hiện hành, thế nào là tạm nhập, tái xuất hàng hóa?


    A. Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi sau lại xuất hàng đó ra khỏi Việt Nam


    B. Là việc tạm đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam sau lại xuất hàng đó khỏi Việt Nam


    C. Là việc đưa hàng hóa từ các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam sau lại xuất khỏi Việt Nam


    D. Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam


  • Câu 25:

    Theo Luật thương mại hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện dưới hình thức nào? 


    A. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói


    B. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói, hoặc hành vi cụ thể


    C. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể


    D. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật quy định loại hợp đồng phải viết bằng văn bản thì bắt buộc phải tuân theo


  • Câu 26:

    Theo Luật thương mại hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện dưới hình thức nào? 


    A. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói


    B. Dưới hình thức văn bản hoặc lời nói, hoặc hành vi cụ thể


    C. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể


    D. Dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật quy định loại hợp đồng phải viết bằng văn bản thì bắt buộc phải tuân theo


  • Câu 27:

    Trình bày các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?


    A. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại


    B. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng


    C. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng


    D. Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng


  • Câu 28:

    Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những quyền gì?


    A. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp đồng


    B. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến trong một thời gian hợp lý phù hợp với đặc tính từng loại hàng hoá. Người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng không đúng qui cách phẩm chất ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hay một phần tiền hàng nếu phát hiện hàng hư hỏng


    C. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến, có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng, nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện người bán có hành vi lừa gạt


    D. Nhận hàng đúng số lượng, qui cách, chất lượng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. Người mua có quyền kiểm tra hàng tận nơi đến có quyền từ chối nhận hàng, nếu hàng không đúng qui cách, phẩm chất theo thoả thuận. Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ, một phần tiền mua hàng, nếu phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật, hoặc phát hiện người bán có hành vi lừa gạt, hoặc hàng hoá là đối tượng tranh chấp


  • Câu 29:

    Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên mua có những nghĩa vụ gì?


    A. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướgn dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng và các khoản chi phí khác


    B. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng


    C. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng. Người mua phải thanh toán tiền mua hàng, trừ trường hợp do lỗi của người bán. Trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì bán sang người mua


    D. Thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Người mua phải thanh toán tiền mua hàng, trừ trường hợp do lỗi của người bán. Trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu từ ngươì bán sang người mua


  • Câu 30:

    Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng có những quyền gì?


    A. Nhận tiền bán hàng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được tiền gán hàng do lỗi của người mua thì người bán có quyền phạt ngươì mua theo qui định của pháp luật


    B. Nhận tiền bán hàng ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán hàng chậm nhận hoặc không nhận được tiền bán hàng hoặc chỉ nhận được một phần tiền hàng thì người bán có quyền phạt người mua theo qui định của pháp luật


    C. Yêu cầu bên mua trả tiền hết trong một thời gian nhất định. Nếu người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì người bán có quyền đòi lại hàng


    D. Yêu cầu bên mau trả tiền hết trong thời gian nhất định. Nếu người bán không nhận được tiền từ phía người mua thì người bán có quyền đòi lại hàng, hoặc phạt người bán để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình


ZUNIA9