1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Loại globulin miễn dịch nào sau đây tăng nồng độ trong máu ở các bệnh dị ứng:
A. IgA
B. IgM
C. IgG
D. IgE
-
Câu 2:
Thành phần nào sau đây tham gia gián tiếp vào miễn dịch tế bào:
A. Tế bào lymphô T
B. Đại thực bào
C. Tế bào diệt
D. Lymphô B
-
Câu 3:
Interferon được tế bào tiết ra trong trường hợp:
A. nhiễm vi khuẩn ký sinh nội bào
B. nhiễm vi khuẩn ký sinh ngoại bào
C. nhiễm nấm bậc thấp
D. nhiễm virus
-
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây gợi ý thuộc về nhiễm trùng khu vực:
A. Nóng, đỏ, sưng, đau tại chổ; không sưng đau hạch khu vực; không nhức đầu
B. Nóng, đỏ, sưng, đau tại chổ và lan rộng; nhức đầu nhiều và mệt mỏi toàn thân
C. Nóng, đỏ, sưng, đau lan rộng; sưng đau hạch khu vực; nhức đầu nhẹ, mạch thường
D. Nóng, đỏ, sưng, đau lan toả; mạch nhanh; nhức đầu nhiều và mệt mỏi toàn thân
-
Câu 5:
Điểm nào sau đây không phù hợp với tính chất thời kỳ ủ bệnh của một tác nhân gây bệnh:
A. Đa số trường hợp thời kỳ này không có triệu chứng
B. Mỗi tác nhân gây bệnh có thời kỳ này không đổi
C. Là khoảng thời gian tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển
D. Ngắn dài tuỳ tác nhân gây bệnh
-
Câu 6:
Thời kỳ khởi phát điển hình của bệnh truyền nhiễm không có đặc điểm sau:
A. Có các triệu chứng lâm sàng sơ khởi
B. Một số trường hợp có thể định hướng cho chẩn đoán
C. Là thời kỳ tác nhân gây bệnh chưa gây tổn hại cơ thể
D. Sắp xếp tuần tự các triệu chứng có thể gợi ý cho chẩn đoán
-
Câu 7:
Thời kỳ toàn phát điển hình của bệnh truyền nhiễm không có tính chất sau:
A. Các biểu hiện lâm sàng tương đối đầy đủ
B. Thường xuất hiện đáp ứng viêm toàn thân
C. Có sự biến đổi về mặt miễn dịch của cơ thể
D. Bạch cầu trong máu tăng
-
Câu 8:
Thời kỳ lui bệnh của một bệnh nhân truyền nhiễm có thể xảy ra như sau, ngoại trừ:
A. Có thể xuất hiện một số biến chứng
B. Khỏi bệnh có thể tạm thời rồi bệnh tái lại
C. Có miễn dịch bền với tất cả các trường hợp
D. Khỏi bệnh nhưng có thể có di chứng
-
Câu 9:
Xét nghiệm nào sau đây được gọi là xét nghiệm đặc hiệu:
A. Xét nghiệm nào sau đây được gọi là xét nghiệm đặc hiệu
B. Tăng lymphô trong nước não tuỷ khi viêm màng não virus
C. Tăng protein C phản ứng trong máu khi viêm màng não mủ
D. Tìm kháng nguyên của vi khuẩn hoà tan trong nước não tuỷ khi viêm màng não mủ
-
Câu 10:
Một bệnh nhân nữ 28 tuổi, sốt 3805c, bệnh đã 2 ngày, triệu chứng khác không rõ. Nên xử trí:
A. Cho kháng sinh và theo dõi
B. Cho thuốc hạ nhiệt và theo dõi
C. Thăm khám kỷ, theo dõi bệnh nhân
D. Khuyên bệnh nhân đi về, không dùng thuốc gì
-
Câu 11:
Khi dùng corticoid kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ và có thể giảm sức đề kháng chống nhiễm khuẩn của cơ thể?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Tiêm chích tĩnh mạch là điều kiện gây nhiễm khuẩn tại chổ và là tiền đề của nhiễm khuẩn toàn thân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Sau khi ghép cơ quan, người ta bắt buộc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, vì vậy mà những bệnh nhân được ghép cơ quan dễ nhiễm trùng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Suy cho cùng các bệnh lý về chuyển hoá không có mối liên quan gì đến các bệnh lý nhiễm trùng về mặt hậu quả?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Chắc rằng trong tương lai người ta còn tìm ra thêm nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng của những bệnh đã và đang chưa xác định được nguyên nhân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Theo bản chất, vi khuẩn có thể có lợi cho cơ thể người thì vĩnh viển không bao giờ gây bệnh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra trên phạm vi một địa phương hẹp được gọi là bệnh lưu hành địa phương?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Người ta có thể dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu để nhận định mức độ nhiễm trùng trên lâm sàng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm nói chung không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên trong của cơ thể?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Trong thời kỳ khởi phát của bệnh truyền nhiễm thường đã biểu hiện đa số các biến chứng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Xét nghiệm ELISA để phát hiện một tác nhân gây bệnh trên một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cụ thể là xét nghiệm đặc hiệu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Nhiễm HIV là một bệnh:
A. Rất dễ lây
B. Tương đối khó lây so với các bệnh truyền nhiễm khác
C. Lây khi tiếp xúc với người nhiễm HIV
D. Chỉ lây khi có quan hệ tình dục hay nhận máu của người nhiễm HIV
-
Câu 23:
Virut HIV là virut:
A. Có thể tích hợp ARN của virut vào ADN tế bào vật chủ
B. Có thể tổng hợp ADN từ ARN của virut
C. Dùng men sao chép ngược để tổng hợp ADN virut từ ARN của ribosome
D. Tấn công vào mọi tế bào miễn dịch của vật chủ
-
Câu 24:
Trong các dịch của người nhiễm HIV được nêu sau đây, dịch nào có nồng độ virut thấp nhất:
A. Dịch màng bụng
B. Dịch tiết sinh dục
C. Dịch khớp
D. Sửa mẹ
-
Câu 25:
Giai đọan nào của quá trình nhiễm HIV có nồng độ virut trong máu cao nhất trong các giai đoạn được kể sau đây?
A. Thời kỳ sơ nhiễm
B. Thời kỳ tiềm ẩn
C. Thời kỳ cửa sổ
D. Thời kỳ có phức hợp cận AIDS
-
Câu 26:
Giai đoạn cửa số là giai đọan trong nhiễm HIV:
A. Virut không nhân lên, do đó không phát hiện được
B. Cơ thể chưa sản xuất kháng thể nên mọi xét nghiệm đều âm tính
C. Bắt đầu xuất hiện kháng thể với nồng độ chưa cao, virut thì ẩn trong các hạch bạch huyết nên không phát hiện được
D. Các xét nghiệm thông thường âm tính, nhưng nếu có các xét nghiệm cao cấp thì vẫn có thể phát hiện được
-
Câu 27:
Một người được kết luận bị nhiễm HIV khi:
A. Một trong các xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV (+).
B. Xét nghiệm Western- Blot (+) ngay lần đầu tiên
C. Ít nhất 2 trong 3 xét nghiệm: test nhanh, ELISA, Western-Blot. . (+)
D. Chỉ cần một test ELISA (+)
-
Câu 28:
Một người có nguy cơ nhiễm HIV, xét nghiệm máu âm tính, kể cả với xét nghiệm Western-Blot. Anh (hay chị) kết luận:
A. Chắc chắn không nhiễm HIV
B. Nhiễm HIV ở giai đọan cửa sổ
C. Cần làm thêm test ELISA, nếu âm tính mới kết luận không nhiễm
D. Phải xét nghiệm lại sau 3 tháng với Western Blot mới kết luận được
-
Câu 29:
Theo thông báo của bộ Y tế Việt Nam, ta có thể kết luận nhiễm HIV với xác suất sai lầm rất nhỏ khi:
A. Bệnh nhân có kết quả 3 lần (+) với một trong ba test đang được xử dụng: tét nhanh (Serodia), ELISA, Western-Blot
B. Bệnh nhân có kết quả (+) 3 lần với test ELISA với một kit kháng nguyên bất kỳ
C. Bệnh nhân có kết quả (+) 2 lần với 2 test ELISA với kit kháng nguyên khác nhau
D. Chỉ cần một lần (+) với xét nghiệm ELISA trở lên
-
Câu 30:
Trên lâm sàng, những triệu chứng nào cho phép khẳng định nhiễm HIV:
A. Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
B. Sốt kéo dài trên một tháng
C. Tiêu chảy kéo dài trên một tháng
D. Có các triệu chứng của sơ nhiễm HIV
-
Câu 31:
Biểu hiện lâm sàng chỉ gợi ý chứ không đủ để khẳng định nhiễm HIV. Tiêu chuẩn nào sau đây cho phép xếp một người nhiễm HIV vào giai đọan AIDS:
A. Nhiễm lao
B. Thường hay bị nhiễm trùng
C. Tế bào lympho T CD4+ giảm nhiều so với lần xét nghiệm trước
D. Nhiễm nấm Candidase nói chung
-
Câu 32:
Về thuốc kháng HIV, hiện nay:
A. Có thể khống chế được virut, nhưng không tiêu diệt được hết HIV trong cơ thể
B. Có thể diệt tận gốc HIV, nhưng bệnh vẫn cứ tiếp tục vì cơ thể đã bị hủy họai hệ miễn dịch
C. Chỉ có tính chất tâm lý, chứ thực sự chưa có thuốc kháng HIV có hiệu quả
D. Có thể thực sự chữa lành nhiễm HIV, nhưng quá đắt nên chưa thể phổ biến công khai được
-
Câu 33:
Để phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội trong nhiễm HIV/AIDS, thuốc nào sau đây tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển nhờ giá rẻ và khá phổ biến:
A. Phối hợp sulfamethoxazole và trimethoprime
B. AZT và lamivudin
C. Acyclovir
D. Nystatine
-
Câu 34:
Những người trong gia đình người nhiễm HIV:
A. Có thể sống chung bình thường (nhưng không được quan hệ tình dục) với người nhiễm vì không lây
B. Phải cách ly người bệnh vì có khả năng lây nhiễm
C. Có thể sống chung gần như bình thường, nhưng phải biết cách phòng lây nhiễm, dưới sự hướng dẫn cụ thể của BS chuyên môn
D. Trong giai đọan tiềm ẩn, có thể sống chung, còn đến giai đọan AIDS thì phải cách ly
-
Câu 35:
Một người không có quan hệ tình dục, không dùng chung bơm và kim tiêm với người nhiễm HIV, vẫn có thể lây HIV:
A. Do tai nạn
B. Do tình cờ xử dụng dao cạo râu chung với người nhiễm HIV ở tiệm hớt tóc
C. Do dùng chung áo quần có mồ hôi của người nhiễm
D. Do sống chung với người nhiễm HIV