1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý ngoại khoa như:
A. Gãy xương kín
B. Viêm tuỷ xương
C. Chấn thương sọ não
D. Viêm tắc tĩnh mạch
-
Câu 2:
Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý sản khoa như:
A. Sót nhau sau sinh
B. Viêm phần phụ
C. Chửa ngoài tử cung
D. Rối loạn tiền mãn kinh
-
Câu 3:
Nhiễm khuẩn huyết thường gặp sau bệnh lý nội khoa như:
A. Viêm dạ dày
B. Viêm phổi
C. Viêm cơ tim
D. Viêm cầu thận cấp
-
Câu 4:
Đường vào gây nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu thường là:
A. Do viêm tắc tĩnh mạch
B. Do viêm nội tâm mạc cấp
C. Do viêm nội tâm mạc bán cấp
D. Đường bạch huyết
-
Câu 5:
Đường vào gây nhiễm khuẩn huyết do liên cầu thường là:
A. Do viêm tắc tĩnh mạch
B. Nhiễm trùng đường tiểu
C. Do viêm nội tâm mạc
D. Đường bạch huyết
-
Câu 6:
Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khởi phát nhiễm khuẩn huyết thường gặp là:
A. Triệu chứng thường khởi phát không rõ ràng
B. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn tại chỗ ( Nóng ,đỏ, sưng, đau )
C. Sốt cao
D. Amygdale sưng to
-
Câu 7:
Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khởi phát nhiễm khuẩn huyết cần đặc biệt lưu ý là:
A. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn tại chỗ ( Nóng ,đỏ, sưng, đau )
B. Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch liên quan trực tiếp đến ổ nhiễm trùng khởi điểm
C. Triệu chứng ở cơ quan bị bệnh đã có từ trước trong tiền sử
D. Sốt cao
-
Câu 8:
Triệu chứng khởi phát gây nhiễm khuẩn huyết sau nhổ răng là:
A. Amygdale sưng
B. Sưng phù mặt, hàm, sốt cao
C. Đau vùng họng
D. Mắt lồi
-
Câu 9:
Nhiễm khuẩn huyết thường không gây biến chứng sau:
A. Biến chứng tim phổi: Giảm PaO2 động mạch, hội chứng suy hô hấp cấp (Acute respiratory distress syndrome)
B. Suy tim cấp
C. Suy chức năng cơ tim: tụt huyết áp và tử vong
D. Giảm thể tích máu
-
Câu 10:
Biến chứng nặng và thường gặp của nhiễm khuẩn huyết là:
A. Choáng nhiễm khuẩn và suy đa phủ tạng
B. Biến chứng tim phổi: Giảm PO2 động mạch
C. Biến chứng tim phổi: hội chứng suy hô hấp cấp
D. Biến chứng thận: tiểu ít, protein niệu, viêm cầu thận cấp, hoại tử vỏ thận
-
Câu 11:
Biến chứng nặng nhất của nhiễm khuẩn huyết là:
A. Viêm màng não
B. Ap xe phổi
C. Choáng nhiễm khuẩn
D. Áp xe đa cơ
-
Câu 12:
Biến chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:
A. Viêm màng não
B. Choáng nhiễm khuẩn
C. Vàng da, hội chứng gan thận
D. Áp xe đa cơ
-
Câu 13:
Biến chứng ít gặp của nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:
A. Viêm màng não
B. Áp xe phổi
C. Sốc lạnh (sốc nhiễm khuẩn)
D. Áp xe đa cơ
-
Câu 14:
Thái độ xử trí sớm một nhiễm khuẩn huyết gồm:
A. Đợi kết quả xét nghiệm rồi xử lý, tránh sai lầm
B. Tiến hành điều trị ngay không cần xét nghiệm hoặc kết quả xét nghiệm
C. Tiến hành khẩn trương, lấy mẫu nghiệm và xét nghiệm rồi điều trị ngay
D. Điều trị đặc hiệu ngay không cần xét nghiệm
-
Câu 15:
Một bệnh nhân có nhọt ở ngoài da, động tác sau đây là có hại:
A. Cho uống thuốc kháng sinh
B. Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ
C. Hoàn toàn không bôi thuốc gì tại chỗ
D. Nặn non hoặc gây sang chấn
-
Câu 16:
Một bệnh nhân có nhọt ở ngoài da, loại thuốc sau đây là không nên dùng:
A. Cho uống thuốc kháng sinh
B. Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ
C. Uống corticoide
D. Hoàn toàn không bôi thuốc gì tại chỗ
-
Câu 17:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là:
A. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao, vì tụ cầu nhạy cảm tốt
B. Kháng sinh kìm khuẩn
C. Liều thông thường
D. Dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ
-
Câu 18:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu là:
A. Phối hợp kháng sinh ngay vì bệnh thường nặng và hay có biến chứng sốc
B. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao
C. Kháng sinh kìm khuẩn
D. Liều thông thường
-
Câu 19:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết mà cấy máu không mọc vi khuẩn gây bệnh là:
A. Đường truyền tĩnh mạch, có thể phối hợp kháng sinh, chọn kháng sinh dựa vào đặc điểm dịch tễ học của từng vùng và kinh nghiệm trước đó
B. Chọn Penicillin, đường truyền tĩnh mạch, liều cao, hơn nữa là loại thuốc rẻ tiền, dễ kiếm
C. Kháng sinh kìm khuẩn
D. Liều thông thường
-
Câu 20:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết là:
A. Kháng sinh kìm khuẩn
B. Kháng sinh diệt khuẩn
C. Đường uống, liều cao
D. Liều thông thường
-
Câu 21:
Trong điều trị nhiễm khuẩn huyết vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân là:
A. Tuân thủ tốt chế độ điều trị
B. Giải quyết những khó khăn về cuộc sống bệnh nhân
C. Hướng dẫn cho bệnh nhân về chuyên môn
D. Hỗ trợ từ gia đình về kinh tế
-
Câu 22:
Chẩn đoán giai đoạn khới phát nhiễm khuẩn huyết chủ yếu dựa vào dấu hiệu sốt, gan, lách, hạch sưng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Chẩn đoán giai đoạn toàn phát nhiễm khuẩn huyết chủ yếu dựa vào dấu hiệu ổ nhiễm khuẩn tiên phát?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết dựa vào cấy máu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Sốc nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
A. Sốc do giảm thể tích máu như do chảy máu sau chấn thương
B. Sốc do do trực khuẩn gram (-)
C. Sốc do thoát huyết tương do sốt xuất huyết, sốt mò nặng
D. Sốc do tiêu chảy nặng: Tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do độc tố
-
Câu 26:
Đa số (2/3) trường hợp sốc nhiễm khuẩn là do:
A. Não mô cầu
B. Vius
C. Vi khuẩn gram (- )
D. Vi khuẩn kỵ khí Clostridia
-
Câu 27:
Sốc nhiễm khuẩn ít gặp hơn ở:
A. Não mô cầu
B. E. Coli
C. Vi khuẩn gram (- )
D. Vi khuẩn kỵ khí Clostridia
-
Câu 28:
Sốc nhiễm khuẩn xảy ra ở cơ địa:
A. Suy giảm miễn dịch
B. Phẫu thuật dường tiết niệu
C. Nội soi ổ bụng
D. Đặt nội khí quản
-
Câu 29:
Triệu chứng lâm sàng sốc nhiễm khuẩn gồm:
A. Lách lớn
B. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc
C. Có vết thương ngoài da
D. Viêm màng não
-
Câu 30:
Biểu hiện thần kinh ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường có:
A. Mạch nhanh, huyết áp thấp
B. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê
C. Sốt cao dao động , rét run, thở nhanh
D. Phát ban ngoài da (như sốc do não mô cầu)
-
Câu 31:
Dấu hiệu lâm sàng có giá trị chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn là:
A. Mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt, kẹp
B. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê
C. Sốt cao dao động, rét run
D. Phát ban ngoài da (như sốc do não mô cầu)
-
Câu 32:
Biểu hiện rối loạn tưới máu mô ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường có:
A. Mạch nhanh, huyết áp thấp
B. Nổi vân tím và đầu chi lạnh, và tím tái
C. Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ý thức u ám, sau đó hôn mê
D. Sốt cao dao động , rét run, thở nhanh
-
Câu 33:
Đặc điểm lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm là:
A. Hội chứng gan thận
B. Sốt cao liên tục
C. Bệnh nhân có tiền sử viêm xoang
D. Da ẩm lạnh , xanh tím chi, tụt huyết áp, mạch khó bắt
-
Câu 34:
Đặc điểm lâm sàng điển hình của sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu là:
A. Thường gặp ở người lớn
B. Sốt , ớn lạnh, nhiệt độ 39 độ C hoặc cao hơn
C. Phát ban kiểu hoại tử trên da
D. Da ẩm lạnh, xanh tím chi
-
Câu 35:
Sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng sẽ có biểu hiện:
A. Nhiễm toan, suy thận cấp, hội chứng ARDS, suy tim cấp, đông máu nội mạch rải rác và xuất huyết phủ tạng
B. Mạch nhanh, nhẹ
C. Huyết áp tụt
D. Rối loạn vận mạch