1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bào tử uốn ván được tìm thấy nhiều nhất ở:
A. Trong đất giàu chất hữu cơ và vô cơ
B. Trong lớp nông của đất giàu chất vô cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm
C. Trong lớp nông của đất giàu chất hữu cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm
D. .Trong phân súc vật như heo, gà, vịt. . .
-
Câu 2:
Tỷ lệ tử vong của uốn ván sơ sinh khoảng:
A. 85-90%
B. 70-80%
C. 50-60%
D. 30-40%
-
Câu 3:
Sự co cứng cơ toàn thân của bệnh uốn ván là hậu quả của:
A. Sự ức chế mạnh mẽ luồng thần kinh từ trung ương đến ngoại vi
B. Do hệ TK vận động bị kích thích
C. Do độc tố uốn ván tác động lên hệ TK giao cảm
D. Do mất sự ức chế của thần kinh vận động từ trung ương đến ngoại vi
-
Câu 4:
Globulin miễn dịch uốn ván từ người ( HTIG ) có những ưu điểm sau ngoại trừ:
A. Liều dùng thấp nhưng vẫn có hiệu quả tốt
B. Thời gian bảo vệ dài
C. Trung hoà được những độc tố đã gắn vào dây thần kinh
D. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
-
Câu 5:
Độc tố Tetanospasmin có tính chất:
A. Là một loại nội độc tố
B. Dễ dàng thấm qua được hàng rào mạch máu não
C. Gắn vào dây thần kinh rất bền
D. Có thể trực tiếp xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương
-
Câu 6:
Hội chứng cường giao cảm do độc tố uốn ván gây nên bao gồm:
A. Tăng tần số co giật
B. Sốt cao, vã nhiều mồ hôi, tăng tiết đờm dãi
C. Hôn mê kèm sốt cao
D. Loạn nhịp tim
-
Câu 7:
Thể uốn ván cục bộ là hậu quả của nguyên nhân sau:
A. Số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể ít
B. Số lượng độc tố Tetanospasmin ít
C. Bệnh nhân có tình trạng miễn dịch mạnh mẽ
D. Bệnh nhân có miễn dịch không đầy đủ
-
Câu 8:
Đặc điểm lâm sàng phổ biến của thể toàn thân trong bệnh uốn ván là:
A. Cứng hàm và co giật khi bị kích thích
B. Tăng trương lực cơ toàn thân và có thể có các cơn co giật
C. Co cứng cơ toàn thân kèm liệt mặt
D. Co cứng cơ toàn thân kèm rối loạn thần kinh thực vật
-
Câu 9:
Cấu trúc của Tetanospasmin bao gồm:
A. 1 chuỗi nặng (150kDt) và 1 chuỗi nhẹ (50kDt)
B. 1 chuỗi nặng (150kDt) và 1 chuỗi nhẹ (100kDt)
C. 1 chuỗi nặng (100kDt) và 1 chuỗi nhẹ (25kDt)
D. 1 chuỗi nặng (100kDt) và 1 chuỗi nhẹ (50kDt)
-
Câu 10:
Đặc điểm của trực khuẩn uốn ván:
A. Không có khả năng gây phản ứng viêm
B. Sản xuất nội độc tố Tetanospasmin và Hemolysin
C. Tồn tại rất bền vững trong cơ thể người
D. Dạng vi khuẩn hoạt động có khả năng tạo miễn dịch mạnh mẽ
-
Câu 11:
Tỷ lệ mắc bệnh uốn ván ở nước ta:
A. Trong những năm qua đã giảm đi rõ rệt
B. Trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên
C. Chỉ có uốn ván rốn là giảm rõ rệt
D. Ở nông thôn tăng cao hơn ở thành thị
-
Câu 12:
Sau khi đã mắc bệnh uốn ván, người khỏi bệnh vẫn phải chủng ngừa như người chưa mắc bệnh vì:
A. Độc tố Tetanospasmin còn sót lại có thể gây tái phát
B. Lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm đầu tiên
C. Chủng ngừa lần sau sẽ có tác dụng bảo vệ lâu hơn
D. Độc tố Tetanospasmin không đủ kích thích cơ thể tạo miễn dịch lâu dài sau khi khỏi bệnh
-
Câu 13:
Cơn co giật trong bệnh uốn ván:
A. Có thể xuất hiện tự nhiên hoặc khi bị kích thích
B. Chỉ xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi
C. Có thể gây suy tuần hoàn
D. Có thể làm gãy xương sống
-
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho thể uốn ván cục bộ:
A. Phần lớn trường hợp có tiên lượng nhẹ
B. Thường khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi khuẩn uốn ván
C. Chỉ có biểu hiện co cứng ở một số cơ
D. Thường kèm theo các rối loạn TK thực vật.
-
Câu 15:
Trong bệnh uốn ván các biến chứng có thể xảy ra do nằm lâu là:
A. Tai biến huyết thanh
B. Ngộ độc các thuốc dãn cơ
C. Thuyên tắc động mạch phổi, xẹp phổi
D. Hẹp khí quản, tràn khí dưới da
-
Câu 16:
Các tai biến do điều trị có thể gặp là:
A. Gãy xương, rách cơ
B. Nhiễm trùng, tràn khí trung thất do mở khí quản
C. Ngừng tim đột ngột
D. Suy hô hấp cấp
-
Câu 17:
Cách xử lý vết thương đúng để phòng ngừa uốn ván là:
A. Băng kín để khỏi nhiễm trùng
B. Lấy sạch các dị vật, cắt bỏ các mô hoại tử
C. Rửa sạch bằng nước ấm
D. Rắc bột kháng sinh vào vết thương
-
Câu 18:
Thời gian độc tố uốn ván gắn vào dây thần kinh trung bình khoảng:
A. 1-2 tuần
B. 2-3 tuần
C. 4-6 tuần
D. 7-9 tuần
-
Câu 19:
Yếu tố nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. Tần số cơn co giật
B. Có rối loạn TK thực vật
C. Tuổi của bệnh nhân
D. Chất lượng điều trị
-
Câu 20:
Chẩn đoán bệnh uốn ván dựa vào:
A. Dấu hiệu cứng hàm và tăng trương lực cơ toàn thân
B. Có cơn co giật
C. Phát hiện có vết thương
D. Có yếu tố dịch tễ
-
Câu 21:
Chẩn đoán uốn ván thể đầu dựa vào:
A. Vết thương ở vùng mặt, cổ và liệt một số dây TK sọ não
B. Có biểu hiện cứng hàm, cứng lưng, cứng bụng
C. Có cơn co giật toàn thân
D. Loại trừ thể uốn ván toàn thân
-
Câu 22:
Triệu chứng cứng hàm trong uốn ván cần chẩn đoán phân biệt với:
A. Liệt dây V, dây VII
B. Bênh quai bị
C. Viêm khớp thái dương-hàm
D. Ngộ độc strychnin
-
Câu 23:
Cơn co giật toàn thân trong uốn ván không cần chẩn đoán phân biệt với:
A. Ngộ độc strychnin
B. Cơn tetani do calci hoặc magne máu thấp
C. Động kinh
D. Rối loạn điện giải
-
Câu 24:
Thuốc được chọn lựa đầu tiên để điều trị tăng huyết áp trong bệnh uốn ván là:
A. Nifedipine
B. Propranolol
C. Labetalol
D. Atenolol
-
Câu 25:
Trong bệnh uốn ván, các biện pháp vật lý trị liệu (tập và xoa bóp các cơ đề phòng cứng cơ và khớp) có thể được áp dụng ở giai đoạn:
A. Giai đoạn khởi bệnh
B. Giai đoạn hồi phục
C. Giai đoạn hết co giật
D. Giữa các cơn co giật
-
Câu 26:
Độc tố chủ yếu gây nên các triệu chứng của bệnh uốn ván là:
A. Hemolysin
B. Streptolysin
C. Tetani
D. Tetanospasmin
-
Câu 27:
Uốn ván cục bộ là hậu quả của:
A. Vết thương quá nhỏ
B. Lượng độc tố uốn ván ít
C. Bệnh nhân có miễn dịch mạnh mẽ
D. Bệnh nhân đã có miễn dịch một phần với Tetanospasmin
-
Câu 28:
Trong thời kỳ toàn phát của bệnh uốn ván, bệnh nhân thường tăng phản xạ quá mức?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh uốn ván?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Cơn co giật trong bệnh uốn ván có thể xuất hiện khi hoàn toàn không có các yếu tố kích thích?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Tỷ lệ tai biến huyết thanh do dùng SAT ngựa trong điều trị bệnh uốn ván rất cao?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh uốn ván?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Các triệu chứng nặng của bệnh uốn ván là do hai độc tố hemolysin và tetanospasmin gây ra?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Cơn co giật trong bệnh uốn ván cần được chẩn đoán phân biệt với hysteria, ngộ độc strychnin, cơn tetani…
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Globulin miễn dịch uốn ván của người (HTIG) có liều dùng thấp hơn và thời gian tác dụng dài hơn so với SAT?
A. Đúng
B. Sai