1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ nung bệnh của dịch hạch thể phổi tiên phát thường là:
A. Trên 1 tuần
B. Vài giờ
C. 1 - 5 ngày
D. 24 - 36 giờ
-
Câu 2:
Trong dịch hạch thể hạch, vị trí hạch viêm thường gặp là:
A. Cổ + bẹn
B. Nách + bẹn
C. Bẹn
D. Khuỷu + nách
-
Câu 3:
Trong lâm sàng của dịch hạch câu nào sau đây không phù hợp:
A. Bệnh khởi phát đột ngột với mệt mỏi, khó chịu, nhức đầu, sốt ,có khi rét run
B. Bệnh khởi phát đột ngột sưng hạch mà thường là hach bẹn
C. Có khi bệnh khởi phát bằng triệu chứng nhiễm độc, vật vã
D. Có thể viêm hạch ở bất kỳ nơi nào của hệ thông bạch huyết ngoại biên
-
Câu 4:
Nếu không điều trị, bệnh dịch hạch thường diễn biến như sau:
A. Hạch thường hóa mủ, tự vở
B. Bệnh thường tự khỏi sau > 1tháng với sẹo co rúm
C. Bệnh thường tiến triển đến các thể nặng
D. Hạch nhỏ dần, hết sốt sau 1 tuần
-
Câu 5:
Đặc điểm lâm sàng của dịch hạch thể phổi:
A. Bệnh khởi đột ngột với đau ngực,ho dử dội, khó thở
B. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt rất cao kèm rét run, nhức đầu mệt mỏi
C. Bệnh nhân thường ho khan
D. Khám phổi thường nghe nhiều râles
-
Câu 6:
Đặc điểm của hạch viêm trong dịch hạch là:
A. Sưng và đỏ nhiều, ít đau
B. Đau xuất hiện sớm trước khi sưng
C. Hạch di động
D. Có giới hạn rỏ
-
Câu 7:
Cấy máu có thể (+) ở thể lâm sàng nào sau đây của bệnh dịch hạch, ngoại trừ:
A. Thể nhiễm trùng huyết thứ phát
B. Thể phổi
C. Thể hạch
D. Thể sưng hạch đơn thuần
-
Câu 8:
Biện pháp phòng bệnh dịch hạch triệt để nhất là:
A. Tiêu diệt loại gậm nhấm mắc bệnh
B. Diệt chuột + Diệt bọ chét
C. Chủng ngừa
D. Diệt chuôt + Diệt bọ chét + Chủng ngừa
-
Câu 9:
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có độc tố nào sau đây:
A. Nội độc tố chịu nhiệt, không hòa tan
B. Ngoaị độc tố không chịu nhiệt, hòa tan và nội độc tố chịu nhiệt, không hòa tan
C. Ngoaị độc tố không chịu nhiệt, không hòa tan
D. Nội độc tố không chịu nhiệt, hòa tan
-
Câu 10:
Hiện nay, nghề nào sau đây ít có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch:
A. Người làm rừng
B. Thợ săn
C. Kiểm lâm
D. Nông dân
-
Câu 11:
Vật chủ chính của bệnh dịch hạch là:
A. Chuột đồng
B. Người bệnh
C. Động vật gậm nhấm hoang dại
D. Bọ chét
-
Câu 12:
Côn trùng trung gian truyền bệnh dịch hạch là:
A. Tất cả các loại bọ chét
B. Xenopsylla Cheopis
C. Động vật gậm nhấm hoang dại
D. Ruồi hút máu
-
Câu 13:
Chẩn đoán sớm dịch hạch dựa vào:
A. Dịch tễ + Sốt + đau vùng hạch
B. Dịch tễ + Sốt + sưng hạch
C. Dịch tễ + sưng hạch
D. Dịch tễ + sưng hạch + tìm thấy vi khuẩn Yersinia Pestis
-
Câu 14:
Kháng sinh đặc hiệu trong điều trị dịch hạch là:
A. Streptomycine, Tetracyclin, Ampicillin
B. Cloramphenicol, Cotrimoxazol, Tetracyclin
C. Cotrimoxazol, Tetracyclin, Penicillin
D. Tetracyclin, Ampicillin, Cloramphenicol
-
Câu 15:
Nguyên tắc điều trị dịch hạch là:
A. Dùng kháng sinh sớm ngay từ khi nghi ngờ
B. Dùng kháng sinh ngay sau khi chẩn đoán dương tính
C. Cần chuyển ngay lên tuyến trên để có đủ phương tiện câp cứu
D. Cần cách ly bệnh nhân tại nhà để tránh bệnh lan truyền
-
Câu 16:
Trong điều trị dịch hạch:
A. Cần phối hợp kháng sinh sớm
B. Ở thể nhẹ chỉ cần dùng một kháng sinh đường uống
C. Ở thể trung bình cần phối hợp 2 kháng sinh đường uống
D. Ở thể trung bình cần phối hợp 3 kháng sinh
-
Câu 17:
Chẩn đoán xác đinh dịch hach thể hạch dựa vào:
A. Dịch tễ + Lâm sàng
B. Lâm sàng + Công thức máu + soi dịch chọc hút hạch
C. Dịch tễ + Lâm sàng + Soi cấy dịch chọc hút hạch
D. Soi dịch chọc hút hach
-
Câu 18:
Trong phòng bệnh dịch hạch, đối tượng nào sau đây không cần uống thuốc phòng:
A. Người tiếp xúc với bệnh nhân
B. Sống chung nhà với bệnh nhân
C. Sống trong nhà có chuột chết nhiều nghi ngờ dịch hạch
D. Toàn dân vùng có dịch
-
Câu 19:
Những người làm nghề có tiếp xúc với các loại gậm nhấm, động vật hoang dại có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Trong dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, bệnh nhân thường sưng hạch toàn thân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Khi có bệnh dịch hạch bùng phát, cần chủng ngừa vaccin cho tất cả những người cư trú trong ổ dịch?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Type Shigella gây bệnh nặng nhất là:
A. Shigella dysenteriae 1
B. Shigella dysenteriae 10
C. Shigella flexnerie 2
D. Shigella boydii 2
-
Câu 23:
Shigella dysenteriae có các độc tố sau:
A. Nội độc tố và ngoại độc tố ruột
B. Nội độc tố và ngoại độc tố thần kinh
C. Nội độc tố và ngoại độc tố
D. Chỉ có nội độc tố
-
Câu 24:
Trong lỵ trực khuẩn, nguồn lây chủ yếu là:
A. Người bệnh ở giai đoạn ủ bệnh
B. Người lành mang trùng
C. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục
D. Người bệnh ở giai đoạn toàn phát
-
Câu 25:
Cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể khi bị lỵ trực khuẩn là:
A. Acid dạ dày và mật
B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
D. Sự tăng nhu động ruột
-
Câu 26:
Phòng bệnh lỵ trực khuẩn, biện pháp nào sau đây là đơn giản, ít tốn kém, dể được cộng đồng chấp nhận và hữa hiệu:
A. Xây hố xí hợp vệ sinh
B. Rửa tay sạch bằng xà phòng
C. Sử dụng nguồn nước sạch
D. Không ăn thức ăn để nguội
-
Câu 27:
Trong thể lỵ trực khuẩn kéo dài người bệnh có khả năng thải vi khuẩn trong bao lâu:
A. 2 tuần
B. 1 tháng
C. 1 năm
D. > 1 năm
-
Câu 28:
Thể lỵ trực khuẩn kéo dài có đặc điểm sau:
A. Thường do Shigella flexnerie
B. Dễ gây biến chứng nhiễm trùng huyết
C. Hay gặp ở người già và trẻ suy sinh dưỡng
D. Ít gây suy dinh dưỡng vì tổn thương ở đại tràng
-
Câu 29:
Trong lỵ trực khuẩn, phản ứng huyết thanh có giá trị để:
A. Chẩn đóan bệnh
B. Tiên lượng bệnh
C. Theo dõi đáp ứng miễn dịch
D. Chẩn đóan hồi cưú khi cần thiết
-
Câu 30:
Biến chứng nặng và thường gặp trong lỵ trực khuẩn thể kéo dài là:
A. Rối lọan vi khuẩn chí
B. Họai tử ruột
C. Suy dinh dưỡng
D. Xuất huyết tiêu hóa
-
Câu 31:
Trong lỵ trực khuẩn, ở người mạnh khoẻ, nếu không điều trị:
A. Bệnh nhân sẽ trở thành người lành mang trùng
B. Bệnh sẽ chuyển thành thể lỵ kéo dài
C. Bệnh sẽ chuyển sang thể tối cấp
D. Bệnh có thể tự khỏi
-
Câu 32:
Lỵ trực khuẩn là một bệnh:
A. Tiêu chảy có máu nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao
B. Nhiễm trùng toàn thân, có tổn thương khu trú ở ruột
C. Nhiễm trùng đường tiêu hóa không gây dịch
D. Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của ruột do trực khuẩn Shigella
-
Câu 33:
Triệu chứng thần kinh hay gặp trong lỵ trực khuẩn thể ỉa chảy là:
A. Hội chứng màng não
B. Co giật
C. Liệt khu trú
D. Hôn mê
-
Câu 34:
Triệu chứng lâm sàng nào đây không gặp ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn:
A. Sốt cao, co giật, lơ mơ
B. Ỉa chảy, phân có máu, tiểu lắt nhắt
C. Cổ cứng, phản ứng màng não
D. Đi cầu ra máu, xuất huyết trên da
-
Câu 35:
Vi khuẩn Shigella không có đặc điểm nào sau đây:
A. Thuộc họ Enterobacteriacea, nhánh Escherichia
B. Tiết ra nội độc tố có thể gây sốc
C. Có thể mắc bệnh khi nhiễm 10-100 vi khuẩn
D. Có thể sống trong sửa khỏang 1 tháng