1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dự phòng đặc hiệu chống viêm gan vi rút B là:
A. Tiêm chủng vaccin
B. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, không cho máu, tinh dịch, phủ tạng
C. Hiểu biết về phương thức truyền bệnh và đặc biệt chú ý đến vệ sinh cá nhân và những kỹ thuật khi tiếp xúc với máu để làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh
D. Kim xăm da hoặc xâu lỗ tai phải tuyệt đối vô trùng
-
Câu 2:
Biện pháp phòng bệnh viêm gan vi rút B truyền từ mẹ sang con là tiêm chủng vắc xin cho phụ nữ hàng loạt:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Bệnh viêm não Nhật Bản có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vì:
A. Bệnh có tỉ lệ tử vong thấp
B. Hội chứng nhiễm trùng nặng
C. Thường để lại di chứng trầm trọng
D. Tỉ lệ mắc bệnh thấp
-
Câu 4:
Về định nghĩa Viêm não Nhật Bản là bệnh:
A. Lây truyền và thường để lại những di chứng nghiêm trọng
B. Truyền nhiễm nguy hiểm cần khai báo dich
C. Lây truyền cấp tính do vi rút có ái tính với nhu mô não gây ra
D. Thường gây tổn thương thần kinh trung ương
-
Câu 5:
Vật chủ trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Muỗi
B. Người tiếp xúc trực tiếp, nguồn lây chủ yếu là người bệnh
C. Súc vật như lợn, ngựa
D. Bọ chét
-
Câu 6:
Ở Việt nam, động vật nào sau đây là ổ chứa virut viêm não Nhật bản B trong thiên nhiên hay gặp nhất:
A. Gà
B. Trâu, bò
C. Chim Liếu điếu
D. Các loài chim
-
Câu 7:
Ở Việt nam, côn trùng trung gian truyền bệnh viêm não Nhật bản B chủ yếu là:
A. Culex pipiens
B. C. bitaeniarhynchus.
C. C. tritaeniarhynchus
D. C. bitaeniarhynchus.
-
Câu 8:
Ở Việt nam ,bệnh viêm não Nhật bản B ít gặp hơn ở:
A. Trẻ em dưới 10 tuổi
B. Người lớn
C. Vùng đồng bằng
D. Vùng nông thôn
-
Câu 9:
Thời kỳ nung bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình kéo dài:
A. Từ 5 đến 14 ngày
B. Từ 15 đến 21ngày
C. Khó xác định
D. > 21 ngày
-
Câu 10:
Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khới phát bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình không có triệu chứng sau:
A. Đau đầu , đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn
B. Liệt mềm 2 chân
C. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ , rối loạn sự vận động nhãn cầu
D. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức, phản xạ gân xương tăng
-
Câu 11:
Triệu chứng lâm sàng thời kỳ toàn phát bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình gồm:
A. Đau đầu, đặc biệt là vùng trán
B. Liệt nửa người
C. Hạ huyết áp
D. Dấu thần kinh khu trú
-
Câu 12:
Triệu chứng lâm sàng nổi bật của thời kỳ toàn phát bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình là, ngoại trừ:
A. Từ mê sảng, kích thích, u ám lúc đầu dần dần bệnh nhân di vào hôn mê sâu dần
B. Rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở, mạch nhanh và yếu
C. Tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp làm cho bệnh nhân nằm co quắp
D. Trì trệ về tâm thần
-
Câu 13:
Thời kỳ lui bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường tính từ ngày:
A. Từ 1 đến 2 ngày
B. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4
C. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7
D. > 7 ngày
-
Câu 14:
Đặc điểm lâm sàng thời kỳ lui bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình là,ngoại trừ:
A. Tình trạng toàn thân của bệnh nhân cải thiện dần
B. Mạch chậm dần về bình thường, nhịp thở không rối loạn
C. Bệnh nhân dần dần tỉnh, hiện tượng tăng trương lực cơ giảm dần
D. Sốt cao
-
Câu 15:
Xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định viêm não Nhật bản là:
A. Xét nghiệm máu
B. Công thức bạch cầu
C. Xét nghiệm nước não tuỷ
D. Phản ứng huyết thanh
-
Câu 16:
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm não Nhật bản là:
A. Dùng thuốc chống vi rút đặc hiệu như Acyclovir
B. Điều trị triệu chứng là chủ yếu, nâng cao thể trạng, phát hiện để kịp thời điều trị phòng các biến chứng
C. Dùng kháng sinh
D. Chống phù não, an thần ,hạ nhiệt
-
Câu 17:
Phòng bệnh viêm não Nhật bản chủ yếu là, ngoại trừ:
A. Tiêm chủng vaccin phòng bệnh
B. Tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho nhân dân
C. Vệ sinh môi trường
D. Dùng kim-bơm tiêm một lần
-
Câu 18:
Acyclovir là thuốc có thể chỉ định trong điều trị:
A. Viêm não Nhật bản B
B. Viêm não do Herpes simplex
C. Viêm não do thuỷ đậu
D. Viêm não sau quai bị
-
Câu 19:
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm não Nhật Bản, đường nuôi dưỡng cho bệnh nhân nặng có hôn mê chủ yếu là:
A. Chỉ bằng đường tĩnh mạch
B. Đường hậu môn
C. Qua sonde dạ dày
D. Đường hậu môn kết hợp đường tĩnh mạch
-
Câu 20:
Tiêm chủng vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản nhằm mục đích:
A. Ðưa kháng thể vào bệnh nhân
B. Tạo được miễn dịch đặc hiệu bảo vệ sức khoẻ
C. Ngăn ngừa virút phát triển
D. Trung hoà độc tố
-
Câu 21:
Ðối tượng tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản là:
A. Thanh thiếu niên
B. Phụ nữ có thai
C. Trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi
D. Trẻ em từ 3 đến 15 tuổi
-
Câu 22:
Viêm não do vi rút là bệnh nhiễm trùng thần kinh gây ra do siêu vi trùng, bệnh thường để lại di chứng trầm trọng về thần kinh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Viêm não Nhật bản là bệnh có thể dự phòng có hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Trong các lục địa sau nơi nào bệnh sốt rét lưu hành dữ dội nhất?
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Mỹ
D. Châu Âu
-
Câu 25:
Ở nước ta các tỉnh trọng điểm có sốt rét lưu hành là:
A. Sơn la, Hòa bình, Kon tum, Lâm đồng, Minh hải
B. Hòa bình, Lạng sơn, Quãng ngãi , Đắc lắc, Ninh thuận
C. Yên bái, Lào cai, Phú thọ, Lâm đồng, Bến tre
D. Quảng ninh, Hòa bình, Sông bé, Đồng nai, Minh hải
-
Câu 26:
Ở nước ta loại Plasmodium gây bệnh sốt rét gặp với tần suất cao là:
A. P. falciparum
B. P. vivax
C. P. malariae
D. P. falciparum và P. vivax
-
Câu 27:
Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét, ngoại trừ:
A. Lao động ở rừng núi, du lịch đến vùng dịch tễ sốt rét
B. Phát triển thuỷ lợi, đào hồ ao, khai hoang rừng tre nứa để lại gốc
C. Thói quen không ngủ màng
D. Uống thuốc phòng sốt rét
-
Câu 28:
Cơn sốt rét diễn ra khi ký sinh trùng sốt rét hiện diện ở:
A. Chu trình hồng cầu và chu trình ngoài hồng cầu
B. Chu trình hồng cầu
C. Chu trình tiền hồng cầu
D. Chu trình hữu tính
-
Câu 29:
Những biến đổi nào sau đây không thấy ở những hồng cầu mang KSTSR:
A. Trên bề mặt hồng cầu xuất hiện những trụ lồi
B. Màng hồng cầu không còn mềm mại
C. Tăng khả năng trao đổi khí với tổ chức
D. Màng hồng cầu tăng tính thấm đối với Natri
-
Câu 30:
Với sốt rét do P. falciparum thì khả năng nào không tìm thấy:
A. Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm falciparum nhiều hơn P. vivax
B. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn P. vivax
C. Đề kháng với Chloroquin
D. Phải điều trị song song chu trình hồng cầu và chu trình ngoài hồng cầu
-
Câu 31:
Trong bệnh sốt rét thường gặp thiếu máu dạng:
A. Đẳng sắc hồng cầu to
B. Đẳng sắc hồng cầu méo mó
C. Nhược sắc hồng cầu nhỏ
D. Nhược sắc hồng cầu bình thường
-
Câu 32:
Khi có yếu tố dịch tễ SR và tìm thấy KSTSR trong máu thì:
A. Có thể chỉ là người lành mang KST
B. Chẩn đóan bệnh sốt rét
C. Lâm sàng có cơn sốt rét
D. Gan lách to ra
-
Câu 33:
Bệnh nhân có cơn sốt rét run, để chẩn đoán bệnh sốt rét cần phải:
A. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét. - CTM - Cấy máu
B. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét
C. CTM - KST, Siêu âm - Xét nghiệm nước tiểu
D. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét - Tìm KST Sốt rét trong máu
-
Câu 34:
Trong thời kỳ khởi phát, trên lâm sàng cơn sốt rét thường không có tính chất chu kỳ rõ vì:
A. KSTSR đang ở trong gan
B. KSTSR làm vỡ hồng cầu
C. Lượng độc tố do KSTSR giải phóng ra để gây sốt chưa đủ nhiều
D. Chu trình phát triển của KSTSR trong hồng cầu chưa đồng bộ
-
Câu 35:
Trong bệnh sốt rét giai đoạn hữu tính xảy ra ở:
A. Trong hồng cầu
B. Trong gan
C. Trong muỗi
D. Trong người