1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp khống chế Aedes egypti khẩn cấp tốt nhất là:
A. Phun diệt ở vùng có mật độ muỗi cao
B. Phun diệt trong nhà, ngoài vườn toàn bộ vùng dịch
C. Vệ sinh môi trường phải tốt hơn khi chưa có dịch
D. Tất cả mọi người ở vùng dịch ngủ trong màn tẩm hoá chất
-
Câu 2:
Khi chưa có dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp phòng thường qui hiệu quả-ít tốn kém ở cộng đồng là:
A. Dùng vắc xin đa giá để chủng ngừa
B. Thả mesocyclops
C. Cộng đồng tham gia thay đổi môi trường đều đặn
D. Giáo dục sức khoẻ cộng đồng
-
Câu 3:
Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, ngoài phun diệt, biện pháp sau có hiệu quả để cắt đứt lây truyền:
A. Vệ sinh môi trường tốt
B. Giáo dục vệ sinh công cọng
C. Mọi người phải ngủ màn
D. Cách ly và điều trị bệnh nhân
-
Câu 4:
Giám sát để phát hiện sớm các vụ dịch sốt dengue xuất huyết ở cộng đồng, biện pháp đúng là:
A. Xác minh nguyên nhân các trường hợp sốt mới xuất hiện
B. Thống kê số bệnh nhân sốt dengue trong cộng đồng
C. Dựa tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán
D. Báo cáo số ca bệnh thống kê theo tiêu chuẩn
-
Câu 5:
Các nhà khoa học đã vượt qua khó khăn sau đây để sản xuất vắc xin phòng chống sốt dengue xuất huyết:
A. Các type huyết thanh không có miễn dịch chéo với nhau
B. Các type huyết thanh có miễn dịch chéo hoàn toàn với nhau
C. Miễn dịch với type đã nhiễm không bền vững
D. Miễn dịch từng phần-không bền với type chưa nhiễm
-
Câu 6:
Điều sau đây là thích hợp trong phòng chống sốt dengue xuất huyết:
A. Vai trò vắc xin sẽ thay thế các biện pháp phức tạp và tốn kém khác
B. Khi đã dùng vắc xin, thì không cần đến giáo dục sức khoẻ
C. Dùng vắc xin thì không cần đến biện pháp vệ sinh môi trường
D. Vắc xin là một thành tố trong biện pháp phòng chống dịch
-
Câu 7:
Sốt dengue có sự hiện diện của giảm tiểu cầu trong máu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trong sốt dengue có hiện tượng tăng thấm thành mạch?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Giảm số lượng tiểu cầu máu trong sốt dengue xuất huyết do virus tác động lên cơ chế sinh tiểu cầu và do hiện tượng đông máu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong sốt dengue xuất huyết nếu có dịch màng bụng thì protid máu giảm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Khi nhiễm virus dengue luôn luôn có triệu chứng lâm sàng rõ nét?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Dùng dung dịch đẳng trương trong điều trị sốt dengue xuất huyết là cách điều trị cần thiết?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thay đổi môi trường không phải là biện pháp làm thay đổi nơi sinh sống của muỗi lâu dài?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Để giám sát muỗi Aedes egypti người ta có thể dựa vào tỷ lệ bọ gậy?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Khi có một vụ dịch sốt dengue xuất huyết việc khoanh vùng để phun diệt là biện pháp thứ yếu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố bền vững trong phòng chống sốt dengue xuất huyết?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Virut dại thuộc nhóm . . (1), ngành . . (2). .
A. (1) Enterovirus (2) lysavirus
B. (1) Flavivirus (2)rhadovirus
C. (1) Adenovirus (2) enterovirus
D. (1) rhadovirus (2) Lyssavirus
-
Câu 18:
Virut dại khó bị tiêu diệt bởi:
A. Xà phòng
B. Eter
C. Dẫn chất của NH4
D. Cồn 700
-
Câu 19:
Dại là bệnh của động vật:
A. Có máu nóng, có xương sống
B. Hoang dã
C. Của riêng lòai chó
D. Chỉ có ở người và chó
-
Câu 20:
Ðộng vật nào sau đây không có khả năng bị mắc dại:
A. Chồn
B. Cáo
C. Dơi
D. Mèo
-
Câu 21:
Một động vật mắc bệnh dại có thể lây:
A. 5 - 7 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng của dại
B. Bắt đầu từ khi có triệu chứng đầu tiên của dại
C. Chỉ lây ở giai đọan tòan phát của bệnh
D. Lây ngay sau khi nhiễm virut 5-7 ngày
-
Câu 22:
Ở động vật mắc dại, virut có thể truyền bệnh cho người cho đến khi:
A. Ðộng vật chết
B. Ðến giai đoạn cuối của bệnh
C. Một thời gian sau khi động vật chết
D. Ðến khi động vật đã bị cách ly
-
Câu 23:
Thời gian ủ bệnh của bệnh dại phụ thuộc vào:
A. Tuổi của bệnh nhân
B. Vị trí xâm nhiễm của virut
C. Vết thương bị nhiễm có họai tửí hay không
D. Vết thương có bội nhiễm hay không
-
Câu 24:
Trong các vết cắn sau đây do động vật mắc dại cắn, theo bạn, vị trí nào có thời gian ủ bệnh ngắn nhất?
A. Ở lòng bàn chân
B. Ở cắng chân
C. Ở mặt
D. Ở lòng bàn tay
-
Câu 25:
Trong những triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là tiền triệu có giá trị của bệnh dại:
A. Viêm tấy vùng bị cắn, kèm theo hạch vùng
B. Có cảm giác lạ ở tại chỗ và quanh vết cắn
C. Rung giật các cơ
D. Sợ nước
-
Câu 26:
Ở giai đọan viêm não,các triệu chứng của dại là:
A. Rất đặc biệt, có thể phân biệt được với các viêm não khác
B. Không phân biệ t được với các viêm não do các virut khác
C. Giống như bệnh nhân tâm thần phân liệt thể kích động
D. U ám, lú lẫn rồi hôn mê
-
Câu 27:
Trong bệnh dại, bệnh nhân phản ứng rất dữ khi thấy có nước uống là vì:
A. Bệnh nhân đang bị ngộ độc nước ở não
B. Bệnh nhân bị ám ảnh nước là thuốc độc do mất trí
C. Phản xạ nuốt quá mức khi thấy nước làm bệnh nhân đau đớn, mặc dù rất khát nước
D. Vì bệnh nhân tăng tiết nước bọt quá nhiều
-
Câu 28:
Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có sốt, có khi rất cao, Là do:
A. Phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm virut
B. Rối lọan chức năng điều hòa thân nhiệt trung ương
C. Bệnh nhân tăng thân nhiệt do họat động quá mức
D. Do không uống được nước nên thiếu nước
-
Câu 29:
Ngoài thể kích động, bệnh dại còn có thể biểu hiện dưới dạng:
A. Viêm não màng não
B. Bại liệt dạng đi lên
C. Như bệnh xốp não (gây bệnh bò điên)
D. Dạng xơ cứng rải rác
-
Câu 30:
Cho đến nay, tiến triển của bệnh dại là:
A. Tử vong 100%
B. Tử vong nhưng cũng có một số ca hãn hữu sống
C. Tử vong ở các nước nghèo do thiếu phương tiện điều trị
D. Có thể chặn đứng ở giai đọan khởi phát khi tiêm vắc xanh kịp thời
-
Câu 31:
Chẩn đoán xác định một động vật bị dại, thường dựa vào:
A. Ðộng vật chết trong vòng 5-7 ngày sau khi gây thương tích cho người
B. Ðộng vật bỏ ăn
C. Ðộng vật bị liệt
D. Tìm thấy thể Negri trong não động vật
-
Câu 32:
Khi bị động vật có thể gây dại cắn, xử trí vết thương tại chỗ là:
A. Sát trùng ngay bằng cồn iode
B. Khâu kín lại vết thương
C. Rửa ngay vết thương bằng xà phòng
D. Rắc kháng sinh mạnh vào vết thương để diệt virut
-
Câu 33:
Các phương tiện hiện nay để phòng dại khi nhiễm virut dại là:
A. Huyết thanh liệu pháp và vắc xanh
B. Kháng sinh
C. Hút lấy máu và virut ngay lập tức sau khi bị cắn theo các phương pháp hấp phụ dân gian (bầu, giác, đặt ngọc)
D. Garô chị bị cắn để ngăn không cho virut xâm nhập toàn thân
-
Câu 34:
Hiện nay vắc xanh phòng dại ít có tai biến nhất là:
A. Vắc xanh làm từ tủy sống của thỏ
B. Vắc xanh làm từ tế bào lưỡng bội người
C. Vắc xanh nuôi cấy virut từ phôi gà
D. Vắc xanh là virut giảm độc lực sau khi đã xử lý qua hóa chất
-
Câu 35:
Phương pháp phòng dại chủ động hơn cả là:
A. Tiêm vắc xanh hằng năm cho chó
B. Cho các động vật hoang dã uống vắc xanh (trộn lẫn vào thức ăn)
C. Hạn chế khả năng cắn của chó (đeo mõm)
D. Chủng ngùa cho các nghề nghiệp có nguy cơ mắc dại cao