1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ban các bệnh nào sau đây, chủ yếu xuất hiện ở thân hay đầu mặt, rồi lan ra tứ chi, ngoại trừ:
A. Ban do thương hàn
B. Ban do xoắn khuẫn
C. Ban do nhiễm trùng đơn nhân
D. Ban do Scholein Henoch
-
Câu 2:
Ban của bệnh nào sau đây, xuất hiện chủ yếu ở tứ chi trước rồi lan ra toàn thân sau:
A. Ban do thương hàn
B. Ban do xoắn khuẫn
C. Ban trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
D. Ban trong bệnh Lyme
-
Câu 3:
Ban do não mô cầu có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Báo hiệu một nhiễm khuẫn huyết nặng nếu lan nhanh
B. Nếu không có viêm màng não, ở trẻ con, tiến triển nhanh các ban có tiên lượng nặng hơn
C. Thường có kèm theo triệu chứng viêm màng não mủ
D. Ban thường kèm theo ngứa
-
Câu 4:
Nguyên nhân của hồng ban đa dạng thường do:
A. Nhiễm khuẫn Mycoplasma
B. Phản ứng với thuốc (hay gặp với nhóm sulffa, phenytoin. . . )
C. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân
D. Thường do phản ứng thuốc, nhưng có khi do nhiễm Mycoplasma, có khi không tìm được nguyên nhân nào E. Do đặc ứng với một dị nguyên bên ngoài cơ thể
-
Câu 5:
Dấu Koplik là một dấu hiệu:
A. Luôn luôn có trong sởi
B. Là một dấu đặc trưng, cho phép chẩn đóan sởi
C. Biểu hiện một nội ban ở trong xoang miệng của sởi
D. Là một dấu hiệu mang tính tiên lượng trong sởi
-
Câu 6:
Ðào ban ở lòng bàn tay chân ở người nhiễm HIV, gợi ý người thầy thuốc phải tìm thêm nguyên nhân:
A. Dị ứng với thuốc kháng HIV đang xử dụng
B. Giang mai kỳ 2
C. Ban do chính virut HIV gây ra
D. Ban do virut cơ hội Herpes Zoster tạo ra
-
Câu 7:
Ban trong Dengue xuất huyết:
A. Thường là ban xuất huyết chứ không phải xung huyết
B. Chỉ có ở những nơi da bị nén ép (thắt lưng, nịt. . )
C. Là một tiên lượng xấu cho bệnh
D. Chỉ có khi làm dấu Lacet
-
Câu 8:
Ban dạng bốt và găng tay là một đặc trưng của:
A. Dị ứng với các trang bị chống nắng ở tay và chân
B. Bệnh Scholein-Henoch
C. Bệnh giảm tiểu cầu nguyên phát
D. Dị ứng với thời tiết
-
Câu 9:
Tử ban (purpura) phân biệt với hồng ban là:
A. Kích thước tử ban nhỏ hơn
B. Tử ban có xuất huyết. Hồng ban chỉ viêm mao mạch nhưng không xuất huyết
C. Tử ban có tiên lượng nặng hơn hồng ban
D. Tử ban có màu tím, hồng ban có màu hồng
-
Câu 10:
Bản chất ban là:
A. Phản ứng của các lớp da và niêm mạc
B. Phản ứng của cơ thể đối với phức hợp kháng nguyên-kháng thể lắng đọng dưới da
C. Là phản ứng dị ứng của da
D. Có thể do viêm kích ứng hay dị ứng của các lớp bì , niêm mạc hay của mao mạch dưới da hay niêm mạc
-
Câu 11:
Chăm sóc bệnh nhân có ban, ta cần phải:
A. Ðể bệnh nhân ở phòng kín, tránh gió
B. Ở phòng ánh sáng mở, tránh kích thích bệnh nhân
C. Các biện pháp trên đều đúng và cần thực hiện đồng thời
D. Tìm nguyên nhân và điều trị
-
Câu 12:
Nội ban là:
A. Ban xuất hiện trong những bệnh thuộc lãnh vực nội khoa
B. Những ban xuất hiện sâu trong cơ thể, chỉ có thể biết khi mỗ xác hay khi phẫu thuật.
C. Là những ban xuất hiện ở niêm mạc, trong các xoang của cơ thể
D. Ban ở các nội tạng
-
Câu 13:
Ðiều trị một bệnh nhân nổi ban:
A. Ta có thể dùng các thuốc kháng histamin, vì bản chất ban là hậu quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
B. Có thể dùng các thuốc kháng viêm vì bản chất ban là viêm mao mạch
C. Phải gởi đến chuyên khoa Da liễu vì ban là một biểu hiện thuộc lãnh vực chuyên khoa nầy
D. Phải khám toàn diện và tỷ mỷ để tìm hay định hướng nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân đó
-
Câu 14:
Ban thuỷ đậu thường có đặc tính, ngoại trừ:
A. Lan toả toàn thân
B. Hay gặp ở trẻ em
C. Không mọc cùng một lần, nên có nhiều tuổi ban khác nhau trên da
D. Theo thiết đoạn phân bố thần kinh
-
Câu 15:
Ban xuất hiện trong bệnh Zona có đặc tính, ngoại trừ:
A. Phân bố theo thiết đoạn thần kinh da
B. Thường kèm theo rối loạn cảm giác vùng da bị ảnh hưởng (đau cháy)
C. Có thể ảnh hưởng đến thị giác
D. Có thể rối loạn dinh dưỡng vùng cơ tại vùng có ban
-
Câu 16:
Ban gây tổn thương Janeway trong viêm nội tâm mạc bán cấp là:
A. Ban dạng dát, đỏ
B. Ban xuất huyết
C. Thường khu trú ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân
D. Xuất hiện rải tác toàn thân
-
Câu 17:
Về đặc điểm ban trong tinh hồng nhiệt, câu nào sau đây không đúng:
A. Xuất hiện đầu tiên ở mặt, rồi lan xuống thân ,tứ chi
B. Chung quanh ban da nhật màu
C. Ở nếp lằn da, thường có đường ban đỏ ( đường Pastia)
D. Có dạng như ban của sốt Dengue xuất huyết
-
Câu 18:
Ban do nhiễm lậu cầu lan toả có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Có thể có dạng bọng nước xuất huyết
B. Thường phân bố quanh khớp, chi trên
C. Cấy máu hay cấy thương tổn có lậu cầu
D. Xuất hiện chủ yếu ở bộ phân sinh dục ngoài
-
Câu 19:
Tất cả các ban đều có nguyên nhân do viêm mao mạch dưới da:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Các ban có nguyên nhân do virut thường không thể phân biệt được:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Ban sởi luôn luôn xuất hiện theo thứ tự từ mặt, thân rồi các chi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Sinh thiết da ở ban là chỉ định cần thiết để xác định nguyên nhân của ban?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Người ta định nghĩa sốt kéo dài khi nhiệt độ bệnh nhân luôn luôn trên . . (1). . độ C trong suốt ít nhất . . (2). . tuần:
A. (1) 37,5; (2) 3
B. (1) 37,8; (2)4
C. (1) 37,8; (2)3
D. (1) 38,2; (2)3
-
Câu 24:
Định nghĩa sốt kéo dài dựa vào:
A. Quy ước, dựa trên kinh nghiệm
B. Cơ chế bệnh sinh của sốt
C. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng viêm
D. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng nhiễm trùng
-
Câu 25:
Trong các xét nghiệm nào sau đây, xét nghiệm nào không dùng để chẩn đoán phản ứng viêm:
A. CRP (protein phản ứng C)
B. Công thức bạch cầu
C. Fibrinogen
D. ASLO
-
Câu 26:
Để chẩn đoán nguyên nhân một bệnh cảnh sốt kéo dài, bước nào sau đây là không cần thiết khi hỏi bệnh:
A. Hỏi về những vùng bệnh nhân đã du lịch qua
B. Hỏi về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân
C. Hỏi về nghề nghiệp của bệnh nhân
D. Hỏi về quan niệm sống của bệnh nhân
-
Câu 27:
Những bệnh nào sau đây có tính dịch địa phương, bệnh nhân có thể mắc phải nếu có đi qua vùng dịch đang lưu hành:
A. Bệnh tinh hồng nhiệt
B. Nhiễm trùng đơn nhân
C. Nhiễm trùng đường tiểu
D. Nhiễm HIV
-
Câu 28:
Để khẳng định nguyên nhân gây sốt do kháng sinh, ta thường căn cứ vào:
A. Khi ngưng thuốc, bệnh nhân hết sốt
B. Giảm liều kháng sinh, sốt giảm rõ rệt
C. Càng tăng liều kháng sinh, sốt càng tăng thêm
D. Ngưng kháng sinh, sốt giảm. Nếu dùng lại, sốt lại xuất hiện
-
Câu 29:
Trong số những bệnh có gây sốt sau đây, bệnh nào không lây truyền qua đường tiếp xúc với động vật:
A. Dại
B. Sốt vẹt do Chlamydia
C. Sốt thương hàn
D. Dịch hạch
-
Câu 30:
Lối sống có thể ảnh hưởng đến một số bệnh có thể gây sốt. Câu nầy không đúng trong trường hợp:
A. Nghiện rượu dễ nhiễm trùng phế cầu
B. Thích chơi gia cầm (chim chóc), dễ bị viêm phổi do Chlamydia
C. Ăn các động vật như sò hến không nấu kỹ có thể nhiễm thương hàn
D. Hút thuốc nhiều thường dẫn đến viêm phổi do tụ cầu
-
Câu 31:
Câu nào sau đây không đúng khi phân tích nguyên nhân sốt:
A. Tiền sử sỏi mật gợi ý đến sốt có thể do nhiễm trùng đường mật.
B. Tiền sử sỏi thận gợi ý đến sốt có thể do viêm bàng quang
C. Tiền sử có vào rừng gợi ý đến sốt có thể do bênh sốt rét
D. Tiền sử viêm khớp nhiều lần gợi ý đến sốt do bệnh thấp khớp cấp
-
Câu 32:
Một cơn sốt được gọi là sốt có dạng cao nguyên khi:
A. Sốt tăng dần và khi đến cao diểm thì giữ nguyên nhiệt độ cao nầy trong nhiều ngày
B. Sốt tăng từ từ trong vài ngày đầu tiên . Khi đến cao điểm thì dao động trong vòng nửa độ so với nhiệt độ đỉnh kéo dài nhiều ngày
C. Sốt tăng dần từ từ trong vài ngày đầu tiên, khi đến cao điểm thì dao động trong vòng 1 độ so với nhiệt độ đỉnh
D. Sốt tăng lên nhanh chóng trong ngày đầu tiên, rồi dao động đáng kể so với nhiệt độ đỉnh trong những ngày sau
-
Câu 33:
Trong hòan cảnh nước ta, đứng trước một bệnh nhân sốt kéo dài, nguyên nhân ưu tiên được nghĩ đến là:
A. Bệnh về chuyển hóa do thức ăn thường không được cân đối.
B. Bệnh hệ thống
C. Không thể ưu tiên một nguyên nhân nào cả, mà phải tiến hành khảo sát tất cả các nguyên nhân có thể gây sốt cho bệnh nhân
D. Bệnh về nhiễm trùng
-
Câu 34:
Trước một bệnh nhân sốt kéo dài, trên lâm sàng gợi ý đến một hội chứng nhiễm trùng, nhưng công thức máu làm nhiều lần đều cho kết quả bạch cầu bình thường, bạn cho rằng:
A. Lọai bỏ giả thuyết sốt do nhiễm trùng
B. Cho rằng công thức bạch cầu làm sai, khảo sát lại một lần nữa
C. Xem xét lại có nguyên nhân nào làm bạch cầu không tăng trong bối cảnh nhiễm trùng?
D. Đó là điều bình thường có thể gặp trong hội chứng nhiễm trùng vì bạch cầu tăng chỉ chiếm 60 % trường hợp nhiễm trùng
-
Câu 35:
Tốc độ lắng máu tăng phản ảnh:
A. Bệnh nhân đang có nhiễm trùng
B. Bệnh nhân đang sốt
C. Bệnh nhân đang có bệnh về hệ tạo keo
D. Bệnh nhân đang có phản ứng viêm toàn thân