1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong một khu vực cộng đồng có mật độ muỗi truyền bệnh cao trên mức báo động, nhưng dịch sốt xuất huyết dengue đã không xảy ra, điều này có thể do:
A. Cộng đồng đó có miễn dịch tốt với bệnh
B. Nhân dân có phong trào phòng bệnh tốt
C. Tác nhân gây bệnh không có mặt trong cộng đồng
D. Tất cả mọi người đã mắc bệnh 1 lần trước đây
-
Câu 2:
Đặc điểm sau thuộc về virus dengue gây sốt xuất huyết, ngoại trừ:
A. Muỗi nhiễm virus có khả năng truyền bệnh khi đốt người
B. Virus lưu hành trong máu ngay sau khi muỗi đốt
C. Virus phát triển & nhân lên ở cơ thể muỗi
D. Muỗi sẽ truyền bệnh sau khi hút máu người 1 ngày
-
Câu 3:
Về muỗi truyền bệnh sốt dengue xuất huyết, đặc điểm sau là đúng, ngoại trừ:
A. Sống gần gũi cộng đồng người
B. Đẻ trứng trong nước trong
C. Hoạt động hút máu chủ yếu ban ngày
D. Nhiệt độ phát triển tối ưu là < 200 C
-
Câu 4:
Yếu tố sau liên quan đến muỗi truyền bệnh sốt dengue xuất huyết:
A. Vectơ truyền bệnh chủ yếu là Aedes egypti
B. Phát triển tốt vào mùa mưa lạnh
C. Trứng của vectơ tồn tại được ở nước bẩn
D. Truyền mầm bệnh ngay sau khi đốt người
-
Câu 5:
Khi dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra, yếu tố sau làm bùng phát dịch mạnh hơn, ngoại trừ:
A. Mật độ dân cư cao
B. Mật độ dân cư thưa
C. Lượng người giao lưu tăng lên
D. Nhiệt độ-độ ẩm môi trường thích hợp muỗi phát triển
-
Câu 6:
Nơi nào sau đây ít khi chảy máu trong các trường hợp tử vong do sốt dengue xuất huyết:
A. Dưới da
B. Niêm mạc ống tiêu hoá
C. Tổ chức dưới da
D. Não
-
Câu 7:
Yếu tố sau không liên quan đến tràn dịch thanh mạc gặp trong sốt xuất huyết dengue:
A. Xuất hiện ở màng phổi
B. Xuất hiện ở màng bụng
C. Protein cao chủ yếu albumin
D. Protein thấp chủ yếu globulin
-
Câu 8:
Trong bệnh sốt dengue xuất huyết, người ta thấy có kháng nguyên virus có mặt ở, ngoại trừ:
A. Tế bào Kupffer
B. Tế bào lát phế nang
C. Hach bạch huyết
D. Tế bào cơ tim
-
Câu 9:
Trên giải phẩu bệnh nguồn gốc về hiện tượng thoát huyết tương trong sốt dengue xuất huyết biểu hiện ở:
A. Phù nề các thành mạch máu ngoại biên và trung tâm
B. Tăng số lượng thể không bào-ẩm bào ở nội mạc mao mạch
C. Tràn dịch ở khoang màng phổi
D. Tràn dịch ở khoang màng bụng
-
Câu 10:
Bệnh nhân sốt dengue xuất huyết có biểu hiện bệnh lý ở thận như, ngoại trừ:
A. Đái máu, nhưng không để lại di chứng
B. Đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận thoáng qua
C. Đái máu vi thể, lâu dài gây viêm cầu thận
D. Có thể có protein niệu nhưng khỏi khi hồi phục
-
Câu 11:
Dấu hiệu sau đây không có trong tăng thấm thành mạch của sốt dengue xuất huyết:
A. Có tràn dịch màng bụng
B. Có phù nề thành mạc treo, mạc nối
C. Tăng thể tích huyết cầu khi xét nghiệm máu
D. Siêu âm không thấy dịch nhưng tiểu cầu máu giảm
-
Câu 12:
Yếu tố sau đây có mặt trong máu người choáng do sốt dengue xuất huyết, ngoại trừ:
A. Giải phóng interleukin
B. Giải phóng TNF
C. Tăng hoạt hoá urokinase
D. Hoạt hoá đa nhân trung tính
-
Câu 13:
Theo lý thuyết của Halstead, yếu tố sau là đúng trong sốt dengue xuất huyết có choáng, ngoại trừ:
A. Một lượng lớn virus dengue xâm nhập đơn nhân/đại thực bào
B. Do một nhiễm virus thứ phát khác type
C. Do nhiễm một lượng virus có độc lực mạnh
D. Phần Fc kháng thể lần đầu gắn với đơn nhân/đại thực bào
-
Câu 14:
Yếu tố sau đây hay gặp trong sốt dengue xuất huyết có choáng, ngoại trừ:
A. Có biến đổi thành mạch máu
B. Số lượng tiểu cầu giảm
C. Có rối loạn đông máu
D. Tăng hematocrit trước lúc giảm tiểu cầu
-
Câu 15:
Bệnh cảnh nào sau đây có thể nghi ngờ nhiều một trường hợp sốt dengue:
A. Nam 16 tuổi, + sốt cao 3 ngày, + phát ban, + tiểu cầu giảm
B. Nữ18 tuổi, + sốt cao 3 ngày, + chảy máu nhiều nơi + tiểu cầu giảm
C. Nam 18 tuổi + sốt cao 4 ngày, + tiểu cầu giảm, + xuất huyết tiêu hoá
D. Nam 19 tuổi + sốt cao 4 ngày, + tiểu cầu giảm, + có vết bầm trên da
-
Câu 16:
Triệu chứng sau có thể gặp trong sốt dengue xuất huyết, nhưng không gặp trong sốt dengue:
A. Hạch ức đòn chủm, trên lồi cầu (+)
B. Phát ban, xuất huyết
C. Gan không sưng
D. Transaminase tăng
-
Câu 17:
Dấu hiệu nào sau đây có thể cho là bệnh sốt dengue xuất huyết nặng:
A. Bệnh kèm rong kinh
B. Mắt – da vàng
C. Xuất huyết tiêu hoá
D. Hematocrit tăng.
-
Câu 18:
Trong sốt dengue xuất huyết dấu hiệu dây thắt có thể âm tính ở bệnh nhân:
A. xuất huyết nhiều
B. đang lúc choáng
C. sau khi choáng đã qua
D. đang phát ban
-
Câu 19:
Một bệnh nhân đang mắc sốt dengue xuất huyết, dấu hiệu nào sau đây có thể khởi đầu của tiền choáng:
A. Nhiệt độ liên tục cao
B. Nhịp tim 100 lần / phút
C. Đau vùng gan, bụng đột ngột
D. Trên người vã mồ hôi
-
Câu 20:
Tình huống nào sau đây được xếp sốt dengue xuất huyết độ IV, ở một bệnh nhân nam 17 tuổi:
A. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chảy máu chân răng, vết bầm nơi tiêm
B. Sốt 3 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chân tay lạnh, phân đen
C. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chân tay lạnh, nôn máu
D. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, nôn máu, mạch rất yếu
-
Câu 21:
Thời kỳ hồi phục của sốt dengue xuất huyết/dngue xuất huyết có choáng có thể gặp dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Thời kỳ này thường ngắn
B. Thời kỳ này kéo dài trên 1 tuần
C. Có thể có mạch chậm
D. Có khi loạn nhịp xoang
-
Câu 22:
Trên lâm sàng, để định hướng chẩn đoán sốt dengue xuất huyết cần thực hiện xét nghiệm sau:
A. Phân lập virus
B. Hematocrite
C. Phản ứng ngưng kết hồng cầu
D. Phản ứng cố định bổ thể.
-
Câu 23:
Trên lâm sàng, một bệnh nhân nữ 20 tuổi sốt cao đột ngột + xung huyết kết mạc có thể không nghĩ đến bệnh nào sau đây:
A. Sốt mò
B. Sốt dengue xuất huyết
C. Thương hàn
D. Leptospira
-
Câu 24:
Dấu hiệu nào sau đây có thể không gặp trong một bệnh nhân mắc sốt dengue xuất huyết độ III:
A. Bạch cầu máu bình thường
B. Transaminase tăng nhẹ.
C. Protein máu giảm
D. HCO3 – máu giảm
-
Câu 25:
Xử trí ban đầu sau đây là thích hợp nhất cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi nghi sốt dengue xuất huyết với sốt 3805c, mạch 84 lần/phút:
A. Cho uống ORS
B. Dùng paracetamol
C. Đắp khăn mát
D. Truyền Ringer’s lactate
-
Câu 26:
Một bệnh nhân nữ 22 tuổi bệnh 3 ngày, được xác định sốt dengue xuất huyết độ II có nôn và người mệt mỏi-vật vã. Cách xử trí trước mắt là thích hợp nhất:
A. Cho uống ORS
B. Truyền dịch thích hợp
-
Câu 27:
Cách xử trí sau đây là thích hợp cho một trường hợp sốt dengue xuất huyết độ I, II tại tuyến cơ sở, ngoại trừ:
A. Cần theo dõi bệnh nhân
B. Truyền dịch khi cần thiết
C. Dùng aspirin để hạ nhiệt
D. Chuyển viện trước lúc quá nặng
-
Câu 28:
Một bệnh nhân sốt dengue xuất huyết độ III, loại dịch sau không nên truyền cho bệnh nhân khi mới vào:
A. Ringer’s lactate
B. Dextran 40
C. Gelafundin
D. Glucoza 20%
-
Câu 29:
Tình huống sau đây trong sốt dengue xuất huyết nên cân nhắc để dùng thuốc vận mạch:
A. Huyết áp thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm < bình thường
B. Huyết áp rất thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm ở giới hạn bình thường
C. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp thấp
D. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp bình thường
-
Câu 30:
Tại tuyến cơ sở, khi tiếp nhận một bệnh nhân sốt dengue xuất huyết độ III, động tác sau là thích hợp hơn cả:
A. Khám và lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị
B. Truyền 1 chai dịch đẳng trường rồi cho về nhà theo dõi.
C. Truyền dịch thích hợp rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
D. Cho bệnh nhân ở lại trạm xá rồi theo dõi sau
-
Câu 31:
Để phòng dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra khi chưa có bệnh, biện pháp cộng đồng sau có tính chủ động cao:
A. Giám sát số bệnh nhân sốt cao trong cộng đồng
B. Giám sát mật độ muỗi-bọ gậy trong cộng đồng
C. Phân lập virus từ bệnh nhân có sốt
D. Phân lập virus ở muỗi trong cộng đồng
-
Câu 32:
Biện pháp phòng muỗi Aedes egypty với sự tham gia của cộng đồng có tính bền bỉ nhất:
A. Thay đổi môi trường sống của muỗi
B. Vận động môi trường sống của muỗi
C. Tạo ra ý thức phòng bệnh tốt của con người
D. Thay đổi nơi ở của con người
-
Câu 33:
Động tác sơ cứu chủ động để tránh sự nghiêm trọng cho cá nhân khi có dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra trong cộng đồng:
A. Uống thuốc hạ nhiệt ngay khi sốt
B. Đến Bác sĩ gần nhất khi sốt
C. Đến cơ quan y tế tuyến trên khi sốt
D. Uống ORS hoặc dịch thay thể khi sốt
-
Câu 34:
Biện pháp sau đây là có khả năng tối ưu để chặn đứng nhanh một vụ dịch sốt dengue xuất huyết:
A. Cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường
B. Mọi người trong cộng đồng phải ngủ trong màn
C. Mỗi hộ gia đình tự phun thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn
D. Cơ quan phòng dịch phun diệt muỗi
-
Câu 35:
Khi có một vụ dịch sốt dengue xuất huyết trong cộng đồng, biện pháp tốt của người dân để tránh thiệt hại nhân mạng:
A. Chăm sóc người nhà khi mới bệnh trước khi đến dịch vụ y tế
B. Giáo dục cách phòng tránh bệnh cho cá nhân
C. Mọi cá thể tham gia vệ sinh môi trường tốt
D. Cần tìm kiếm dịch vụ y tế sớm nhất