1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vi khuẩn tả có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị khi:
A. pH dịch vị thấp
B. Ăn một lượng lớn thức ăn để trung hòa bớt acid dịch vị
C. Bụng đói
D. Thức ăn nóng
-
Câu 2:
Độc tố vi khuẩn tả có tác dụng:
A. Bong tế bào niêm mạc ruột non
B. Tăng tiết nước vào trong lòng ruột non
C. Tăng thải Na+, Cl-, HCO3 -
D. Tăng tái hấp thu nước ở ruột già
-
Câu 3:
Miễn dịch trong bệnh tả:
A. Không bền
B. Bền vững
C. Cần phải được tái nhiễm nhiều lần
D. Hiệu quả cao sau khi chủng ngừa
-
Câu 4:
Nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn Tả sinh sản và phát triển:
A. Ruột non
B. Tá tràng
C. Ruột non và tá tràng
D. Ruột non và ruột già
-
Câu 5:
Tả là một bệnh cảnh:
A. Nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân
B. Nhiễm trùng, nhiễm độc cấp đường tiêu hoá
C. Nhiễm trùng đường tiêu hoá cấp
D. Nhiễm độc cấp dường tiêu hoá
-
Câu 6:
Phân tả có lổn nhổn những hạt trắng như hạt gạo do:
A. Độc tố vi khuẩn
B. Xác bạch cầu đa nhân trung tính bị thoái hoá
C. Niêm mạc ruột bị bong ra
D. Chất nhầy được tiết ra từ các tế bào chế tiết ở thành ruột
-
Câu 7:
Phần B của độc tố tả có nhiệm vụ:
A. Gắn dính vào thụ thể GM1 trên té bào niêm mạc ruột non
B. Xâm nhập vào trong tế bào niêm mạc ruột non
C. Làm gia tăng ATP
D. Làm hư biến lớp vi nhung mao của niêm mạc ruột
-
Câu 8:
Phần A của độc tố tả có tác dụng:
A. Hoạt hóa phần B của độc tố tả
B. Hoạt hóa ATP
C. Hoạt hóa Adenylcyclaza
D. Gắn vào thụ thể GM1
-
Câu 9:
Lâm sàng bệnh tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mữa - đi cầu xối xã - rối loạn nước điện giải
B. Nôn mữa - đi cầu xối xã - sốt - choáng kiệt nước
C. Nôn mữa - đi cầu xối xã - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước nhanh
-
Câu 10:
Bệnh Tả gây mất nước:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Nội bào
-
Câu 11:
Choáng trong tả chủ yếu là:
A. Chóang nội độc tố
B. Rối loạn điện giải
C. Suy tuần hoàn cấp do nôn và tiêu chảy mất nước
D. Nhiễm trùng gram (-)
-
Câu 12:
Lâm sàng tả khô xảy ra chủ yếu ở đối tượng:
A. Trẻ vừa cai sửa
B. Người già
C. Phụ nữ có thai
D. Trẻ suy dinh dưỡng và người già bị giun sán
-
Câu 13:
Lâm sàng bệnh dịch tả, mất nước độ II khi trọng lượng cơ thể giảm:
A. < 5%
B. > 5%
C. 6-9%
D. 10%
-
Câu 14:
Trong bệnh tả mất nước trong lòng mạch biểu hiện trên lâm sàng bằng:
A. Da khô, casper (+)
B. Mắt trũng
C. Khát nước
D. Mạch nhanh
-
Câu 15:
Triệu chứng nôn xuất hiện sớm trong bệnh tả do:
A. Vi khuẩn phát triển ở dạ dày do pH dịch vị trở nên kiềm tính
B. Tăng nhu động ruột
C. Toan huyết
D. Độc tố tả tác động lên bộ phận cảm thụ ở dạ dày, ruột
-
Câu 16:
Phân tả có đặc tính nào sau đây?
A. Gần như đẳng trương so với huyết tương
B. Phân tả người lớn mất nhiều K+ hơn so với trẻ em
C. pH thấp
D. Tính nhược trương
-
Câu 17:
Trong bệnh tả, khi trên lâm sàng có biểu hiện da khô, mắt trũng, dấu casper (+) thì mất nước ở:
A. Tổ chức dưới da
B. Trong lòng mạch
C. Khoảng kẽ
D. Nội bào
-
Câu 18:
Điều nào sau đây không phải là tính chất của phân tả:
A. Kiềm
B. Mùi tanh
C. Không nhầy máu
D. Nhuộm Gram phát hiện có vi khuẩn tả
-
Câu 19:
Ở người mắc bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh hiện diện ở:
A. Máu
B. Tại dạ dày
C. Phân và chất nôn
D. Nước tiểu
-
Câu 20:
Xét nghiệm cần tiến hành ngay trước bệnh nhân nghi ngờ tả:
A. Công thức máu
B. Độ quánh của máu
C. Tốc độ lắng máu
D. Soi tươi phân
-
Câu 21:
Điều nào sau đay không phù hợp trong xét nghiệm máu bệnh nhân tả:
A. Số lượng hồng cầu tăng do cô đặc máu
B. Số lượng bạch cầu tăng do nhiễm khuẩn
C. Hct tăng
D. Tỷ trọng huyết tương tăng
-
Câu 22:
Soi tươi phân tả dưới kính hiển vi cho thấy:
A. Hồng cầu đừng từng đám
B. Xác bạch cầu bị thoái hóa
C. Tễ tào niêm mạc ruột
D. Không thấy gì
-
Câu 23:
Cấy phân tả cho kết quả sau:
A. 1 giờ
B. 12 giờ
C. 24 giờ
D. 2 ngày
-
Câu 24:
Dung dịch cần thiết được xem là phù hợp nhất trong điều trị tả là:
A. NatriClorua 0. 9% phối hợp với Ringer Latate
B. Ringer Latate phối hợp với Glucose 5%
C. Ringer Latate phối hợp với Manitol
D. Ringer Latate và dung dịch ORS uống
-
Câu 25:
Trước một bệnh nhân tả mất nước độ II, lượng dịch cần bù ngay là:
A. < 50ml/kg
B. 50 - 60ml/kg
C. 60 - 80 ml/kg
D. 80 - 100ml/kg
-
Câu 26:
Kháng sinh và liều lượng ưu tiên được chọn điều trị Tả là:
A. Ofloxacine 400mg/ngày uống x 5ngày
B. Ampiciline 1000mg/ngày x 3 ngày
C. Tetracycilline 2g/ngày x 5 ngày
D. Tetracycilline 2g/ngày x 3 ngày
-
Câu 27:
Các tai biên cần chú ý trong khi điều trị tả ngoại trừ:
A. Co giật do chuyền nhiều nước quá
B. Bí tiểu
C. Choáng dịch chuyền
D. Giảm K+ gây liệt ruột và ngừng tim
-
Câu 28:
Thành phần dung dịch nào sau đây là tối ưu nên được lựa chọn trong điều trị tả:
A. Dacca (5,4,1)
B. Glucoza 5%
C. Cloruanatri 0,9%
D. Ringer lactate
-
Câu 29:
Với bệnh tả, nếu được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu kết quả cấy phân(-) sau:
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 36 giờ
D. 48 giờ
-
Câu 30:
Hiện nay bệnh tả được dự phòng chủ yếu bằng:
A. Ăn chín uống sôi
B. Phát hiện sớm những bệnh nhân tả để điều trị kịp thời
C. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu
D. Hóa dự phòng tập thể khi có dịch xảy ra
-
Câu 31:
Trong các biện pháp sau đây, điều nào là thiết yếu trong việc phòng chống bệnh tả:
A. Giám sát tả khi có dịch xảy ra
B. Cách li bệnh nhân để điều trị
C. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
D. Sử dụng nguồn nước sạch
-
Câu 32:
Để biện pháp hóa dự phòng trong bệnh tả có hiệu quả tối đa nên thực hiện khi:
A. Trong cộng đồng có xảy ra dịch
B. Ngay sau khi ăn thức ăn nghi ngờ bị nhiễm bệnh
C. Thường xuyên uống kháng sinh trước khi ăn
D. Có trường hợp đầu tiên trong gia đình mắc bệnh
-
Câu 33:
Thuốc đề nghị sử dụng trong hóa dự phòng là:
A. Olxacine
B. Bactrim
C. Doxycycline
D. Ampiciline
-
Câu 34:
Phân tả thường có nồng độ K+, Na+, HCO3 – cao hơn so với huyết tương?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Trong điều trị bệnh tả, khi truyền dịch mà huyết áp không cải thiện thì sử dụng ngay các thuốc vận mạch như dopamin, isupren?
A. Đúng
B. Sai