110+ câu trắc nghiệm Luật an sinh xã hội
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 110+ câu trắc nghiệm môn Luật an sinh xã hội có đáp án. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (15 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cán bộ, công chức, viên chức khi đi khám bệnh, chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng bao nhiêu?
A. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
B. 90% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
C. 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
D. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
-
Câu 2:
Chế độ nào sau đây không phải chế độ bảo hiểm xã hội?
A. Chế độ bảo hiểm ốm đau
B. Chế độ bồi thường tai nạn lao động
C. Chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng sau điều trị tai nạn lao động
D. Chế độ trợ cấp thương tật hàng tháng
-
Câu 3:
Chế độ nào sau đây không phải là chế độ bảo hiểm ốm đau?
A. Chế độ đối với người lao động chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau
B. Chế độ đối với người lao động khi bị ốm đau
C. Chế độ đối với người lao động khi bị tai nạn rủi ro
D. Chế độ đối với người lao động khi thực hiện biện pháp tránh thai
-
Câu 4:
Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với người lao động về đóng phí bảo hiểm xã hội?
A. Tòa án nhân dân cấp huyện
B. Chánh thanh tra Sở lao động, thương binh và xã hội
C. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
D. Thanh tra lao động
-
Câu 5:
Chủ thể nào sau đây không phải chủ thể của tranh chấp về bảo hiểm xã hội?
A. Tranh chấp giữa cơ quan lao động cấp huyện với người sử dụng lao động
B. Tranh chấp giữa người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội
C. Tranh chấp giữa tổ chức công đoàn với cơ quan bảo hiểm xã hội
D. Tranh chấp giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động với người lao động
-
Câu 6:
Chủ thể nào sau đây là chủ thể chủ yếu thực hiện chế độ trợ giúp xã hội?
A. Các cá nhân trong và ngoài nước
B. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước
C. Các đơn vị sử dụng lao động
D. Nhà nước
-
Câu 7:
Chủ thể nào sau đây là chủ thể hưởng chế độ tuất hàng tháng của bảo hiểm xã hội?
A. Anh, chị, em ruột của người lao động
B. Bố/mẹ đẻ của người lao động
C. Con của người lao động đã thành niên
D. Ông, bà nội ngoại của người lao động
-
Câu 8:
Chủ thể nào sau đây là người được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị ốm đau?
A. Cha và mẹ cùng được nghỉ việc
B. Cha và mẹ được nghỉ nối tiếp
C. Cha
D. Mẹ
-
Câu 9:
Cơ quan nào sau đây là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế?
A. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
B. Bộ y tế
C. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
D. Tổ chức bảo hiểm y tế.
-
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm riêng và quan trọng nhất của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội?
A. Mọi người lao động đều có quyền hưởng bảo hiểm xã hội
B. Mọi người lao động đều có thể tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội
C. Người hưởng bảo hiểm xã hội phải có nghĩa vụ đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội
D. Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động
-
Câu 11:
Điểm khác nhau cơ bản nhất về chế độ bảo hiểm hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện?
A. Cách tính lương hưu
B. Điều kiện hưởng
C. Mức trợ cấp
D. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
-
Câu 12:
Đối tượng của bảo hiểm xã hội?
A. Là mức lương cơ sở
B. Là thu nhập của người lao động
C. Là tiền lương cơ bản của người lao động
D. Là tiền lương tối thiểu vùng
-
Câu 13:
Đối tượng nào sau đây chết do vết thương tái phát được công nhận là liệt sĩ?
A. Thương binh chết vì vết thương tái phát
B. Bệnh binh chết vì bệnh tật tái phát
C. Người thuộc lực lượng vũ trang chết trong thời gian điều trị bệnh lần đầu do vết thương chiến tranh tái phát
D. Thanh niên xung phong chết vì vết thương tái phát
-
Câu 14:
Đối tượng nào sau đây khi chết thì người lo mai táng không được nhận trợ cấp mai táng?
A. Cán bộ, công chức, viên chức đang đóng bảo hiểm xã hội
B. Người lao động đã nghỉ hưu
C. Người lao động đã thanh toán bảo hiểm xã hội một lần
D. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
-
Câu 15:
Đối tượng nào sau đây KHÔNG được hưởng chế độ ưu đãi xã hội?
A. Cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng
B. Cha đẻ, mẹ đẻ
C. Con
D. Vợ hoặc chồng