110+ câu trắc nghiệm Luật an sinh xã hội
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 110+ câu trắc nghiệm môn Luật an sinh xã hội có đáp án. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (15 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội?
A. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH
B. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được tham gia ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo quy định của Nhà nước ” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa, xã hội hóa của hoạt động ASXH
C. Mọi thành viên trong xã hội có quyền được phát triển ASXH; Các doanh nghiệp thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Đa dạng hóa các hoạt động ASXH
D. Một số thành viên trong xã hội có quyền được hưởng ASXH; Nhà nước thống nhất quản lý về ASXH; Kết hợp hài hòa chính sách văn hóa và chính sách xã hội; Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “ hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”; Các chính sách xã hội hóa các hoạt động ASXH
-
Câu 2:
Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội?
A. Điều chỉnh nhóm quan hệ về Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Ưu đãi xã hội; Bảo hiểm y tế
B. Điều chỉnh nhóm quan hệ về Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Chính sách xã hội; Bảo hiểm y tế
C. Điều chỉnh nhóm quan hệ về Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Ưu đãi xã hội; Quan hệ xã hội
D. Điều chỉnh nhóm quan hệ về Bảo hiểm nhân thọ; Trợ giúp xã hội; Ưu đãi xã hội; Bảo hiểm y tế
-
Câu 3:
Nếu người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của họ được trợ cấp một lần là bao nhiêu?
A. 36 lần mức lương cơ sở
B. 12 tháng lương
C. 30 tháng lương
D. 46 lần mức lương cơ sở
-
Câu 4:
Mức lương hưu hàng tháng tối thiểu là bao nhiêu?
A. Bằng mức lương cơ sở
B. Bằng 80% tháng lương tối thiểu vùng
C. Bằng 75% mức lương cơ sở
D. Bằng 150% mức lương cơ sở
-
Câu 5:
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng phí nào sau đây để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
A. Hàng tháng
B. Hàng tháng hoặc 3 tháng một lần; hoặc 6 tháng một lần; hoặc 12 tháng một lần; hoặc một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng so với quy định
C. Hàng tháng hoặc 3 tháng
D. Hàng tháng hoặc 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần
-
Câu 6:
Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát, người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội như thế nào?
A. Được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như điều trị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp lần đầu
B. Không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội
C. Được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian điều trị. Sau điều trị được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động , trợ cấp thương tật tùy thuộc mức suy giảm khả năng lao động mới được giám định lại và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu đủ điều kiện
D. Được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động và trợ cấp thương tật tùy vào mức giám định lại
-
Câu 7:
Nếu người lao động chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng thì giải quyết như thế nào?
A. Thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội một lần
B. Trợ cấp tuất một tuần
C. Thanh toán 48 tháng lương hưu/ trợ cấp
D. Không phải chi trả chế độ
-
Câu 8:
Người có thẻ BHYT không được đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp nào sau đây?
A. Thẻ hết hạn thời hạn sử dụng
B. Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa
C. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế
D. Trong thời gian chờ đổi thẻ
-
Câu 9:
Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì sẽ được nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khỏe hay không?
A. Không được nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khỏe
B. Được dưỡng sức , phục hồi sức khỏetừ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm
C. Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 20 ngày trong một năm
D. Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 25 ngày trong một năm
-
Câu 10:
Khi thực hiện biện pháp tránh thai bằng biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc bao nhiêu ngày?
A. 5 ngày
B. 10 ngày
C. 15 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 11:
Người tham gia BHYT hộ gia đình đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thủ tục được hưởng quyền lợi như thế nào?
A. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT ( không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo Quy định của Bộ trưởng Bộ y tế)
B. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo Quy định của Bộ trưởng Bộ y tế)
C. 85% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo Quy định của Bộ trưởng Bộ y tế)
D. 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo Quy định của Bộ trưởng Bộ y tế)