920+ câu trắc nghiệm Luật giáo dục
Tài liệu gồm 921 câu hỏi trắc nghiệm trắc nghiệm Luật giáo dục dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhà trường được thành lập khi có đủ điều kiện nào?
A. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở GD đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
B. Có đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung GD; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
C. Có đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục.
D. A và B đúng
-
Câu 2:
Cơ quan quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường đại học là?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
C. Nhà nước
D. Các bộ và cơ quan ngang bộ
-
Câu 3:
Cơ quan quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác là?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
C. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền
D. B và C đúng
-
Câu 4:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường PT dân tộc bán trú là:
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 5:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường THPT, trường PT dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh là?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 6:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường trung cấp trực thuộc là:
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 7:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường cao đẳng trường dự bị đại học là:
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 8:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường cao đẳng nghề là:
A. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 9:
Cơ quan có thẩm quyền thành lập trường đại học là:
A. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 10:
Cơ quan cho phép hoạt động GD đại học là:
A. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 11:
Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009, tổ chức loại hình nhà trường nào sau đây không trong hệ thống giáo dục quốc dân:
A. Trường dân lập
B. Trường tư thục
C. Trường bán công
D. Trường công lập
-
Câu 12:
Theo Luật Giáo dục năm 2005, Chọn cụm từ sau điền vào chỗ trống: “Giáo dục phổ thông không bao gồm giáo dục:………. . ”
A. THPT
B. Mầm non
C. Tiểu học
D. THCS
-
Câu 13:
Luật Giáo dục năm 2005 quy định điều lệ nhà trường có mấy nội dung chủ yếu:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 14:
Điều 2 Mục tiêu giáo dục là? Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam……………. , có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lự của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xấy dựng và bảo vệ Tổ quốc”:
A. phát triển toàn diện
B. phát triển
C. hội nhập quốc tế
D. phát triển không ngừng
-
Câu 15:
Điều 3 Tính chất, nguyên lý giáo dục: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có……………. ”
A. tính nhân dân, tính dân tộc
B. tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mác- Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
C. tính nhân dân, dân tộc, khoa học,hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
D. tính nhân dân, ,tính khoa học,tính hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
-
Câu 16:
Điều 3: Tính chất, nguyên lý giáo dục:Nguyên lý giáo dục là?
A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
B. Lí luận gắn liền với thực tiễn.
C. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 17:
Điều 4. Hệ thống giáo đục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
A. giáo dục chính quy
B. giáo dục thường xuyên
C. giáo dục đặc biệt
D. giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
-
Câu 18:
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân. Có bao nhiêu cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 19:
Theo điều 37 Luật giáo dục 2005. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thì được?
A. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
B. Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
C. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng nghề.
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 20:
Theo điều 37 Luật giáo dục 2005. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thì được:
A. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
B. Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
C. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng nghề.
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 21:
Theo điều 38 Luật giáo dục 2009. Giáo dục đại học bao gồm:
A. Đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học.
B. Đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ.
C. Đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
D. Đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ
-
Câu 22:
Theo điều 38 Luật giáo dục 2009. Đào tạo trình độ cao đẳng đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp TC được thực hiện:
A. từ 2 năm trở lên
B. từ 3 năm trở lên
C. từ 2- 3 năm
D. từ 1-3 năm
-
Câu 23:
Theo điều 38 Luật giáo dục 2009. Đào tạo trình độ cao đẳng đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành được thực hiện:
A. Từ 2 năm trở lên
B. Từ 1,5 năm trở lên
C. Từ 1,5- 2 năm
D. Từ 1-3 năm
-
Câu 24:
Theo điều 38 Luật giáo dục 2009. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể kéo dài hoặc rút ngắn theo quy định của:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Nhà nước
D. Các bộ và cơ quan ngang bộ
-
Câu 25:
Theo điều 38 Luật giáo dục 2009 . “Ngiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung:
A. 1 năm
B. 1,5 năm
C. 2 năm
D. 3 năm
-
Câu 26:
Theo điều 38 Luật Giao dục điểm khác biệt giữa luật GD số 38/2005/QH11 với luật GD số 44/ 2009/ QH12 là . “Ngiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung theo quy định tại khoản này để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất……………… theo học tập trung liên tục” điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Theo điều 38 Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung số 44/2009/QH12 có điểm mới khác với luật GD 2005 là. Luật GD 2009 là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ quan quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kĩ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt” còn Luật GD 2005 là “ . . . . . . . . . . . quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Cả a và b
-
Câu 28:
Điểm khác biệt trong điều 38 của Luật GD năm 2005 so với luật GD 2009 là?
A. Điều 38 Luật 2005 có 4 nd
B. Điều 38 Luật 2009 có 5 nd
C. Điều 38 Luật 2005 có 3 nd
D. Điều 38 Luật 2005 chỉ có 4 nd còn luật 2009 có thêm 1 nd là 5
-
Câu 29:
Theo điều 39 Luật GD. Giáo dục đại học có bao nhiêu mục tiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 30:
Theo điều 39 Luật GD. Nội dung giáo dục phải có tính?
A. tính hiện đại
B. tính phát triển
C. tính khoa học
D. tính hiện đại và phát triển.