920+ câu trắc nghiệm Luật giáo dục
Tài liệu gồm 921 câu hỏi trắc nghiệm trắc nghiệm Luật giáo dục dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một trọng những quyền của người học theo điều 86 Luật giáo dục năm 2005 là:
A. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực
B. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
C. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học
D. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường, cơ sở giáo dục khác
-
Câu 2:
Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền nào dưới đây:
A. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ
B. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường
C. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ
D. Tất cả A, B và C
-
Câu 3:
Cơ quan nào quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục?
A. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 4:
Điều 13 Luật giáo dục 44/2009/QH12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. ”
Việc sửa đổi bổ sung có gì khác so với luật GD 38/2005/QH11?
A. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
B. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
C. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
D. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
-
Câu 5:
Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo?
A. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
B. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
C. Nhà giáo giữ vai trò chính trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải nêu gương tốt cho người học.
D. Nhà giáo giữ vai trò chủ yếu trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
-
Câu 6:
Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm:
A. xác định mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác
B. xác định mức độ thực hiện chương trình giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác
C. xác định mức độ thực hiện nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác
D. Cả A, B và C
-
Câu 7:
Giáo dục mầm non là?
A. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
B. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi.
C. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi.
D. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi.
-
Câu 8:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là?
A. Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
B. Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
C. Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
D. Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
-
Câu 9:
Có mấy yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non phải:
A. bảo đảm phù hơp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.
B. giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn
C. biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo và người trên; yêu quý, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học.
D. Cả A, B và C
-
Câu 11:
Chương trình giáo dục mầm non thể hiện:
A. mục tiêu giáo dục mầm non ;cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi.
B. quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ.
C. hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.
D. Cả A, B và C
-
Câu 12:
Cơ quan ban hành chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quôc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non?
A. Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
C. Hiệu trưởng
D. Nhà nước
-
Câu 13:
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm mấy cơ sở?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm?
A. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
B. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
C. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
D. Cả 3 đáp án A, B, C
-
Câu 15:
Giáo dục phổ thông bao gồm:
A. Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học
B. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS
C. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT
D. Giáo dục THCS, giáo dục THPT
-
Câu 16:
Tuổi của học sinh vào lớp 1 là?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 17:
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 18:
Học sinh vào lớp 6 phải?
A. hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi
B. hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 12 tuổi
C. hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 10 tuổi
D. hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 13 tuổi
-
Câu 19:
Giáo dục THCS phải thực hiện trong mấy năm học?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Học sinh vào lớp 10 phải?
A. Có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 15 tuổi
B. Có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 14 tuổi
C. Có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 13 tuổi
D. Có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 17 tuổi
-
Câu 21:
Giáo dục THPT được thực hiện trong mấy năm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Theo điều 26 Luật giáo dục “Cơ quan nào quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ỏ tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lục và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong hộ diện đói nghèo theo quy định của nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học Tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp 1”?
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Nhà nước
D. Chính phủ
-
Câu 23:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông bao gồm mấy mục tiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Mục tiêu của giáo duc phổ thông là?
A. Giúp HS phát triển toàn diện về đọ đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người VN XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
B. Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS; Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
C. Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ,TC, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
D. Cả A, B, C
-
Câu 25:
Luật Giáo dục năm 2005 quy định nhà giáo phải có tiêu chuẩn nào sau đây:
A. Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt
B. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
C. Đủ sức khỏe và lý lịch rõ ràng
D. Tất cả các tiêu chuẩn trên
-
Câu 26:
Điền từ vào chỗ trống được sử dụng trong điều 75 Luật Giáo dục năm 2005 : “Nhà giáo khôngđược có các hành vi sau đây: ................................... buộc học sinh học thêm để thu tiền”
A. Ràng
B. Trói
C. Ép
D. Bắt
-
Câu 27:
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, trình độ chuẩn của giáo viên Trung học cơ sở:
A. Cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng
B. Cao đẳng nghề
C. Đại học
D. Trung cấp
-
Câu 28:
Theo điều 77 quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm là trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên?
A. Mầm non
B. Trung học cơ sở
C. Tiểu học
D. THPT
-
Câu 29:
Điền từ vào chỗ trống được sử dụng trong điều 71 Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở...........................................”
A. Giáo dục đại học
B. Giáo dục phổ thông
C. Giáo dục nghề nghiệp
D. Giáo dục mầm non
-
Câu 30:
Cơ quan nào quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ thướng Chính phủ
C. Nhà nước
D. Các bộ, cơ quan ngang bộ