920+ câu trắc nghiệm Luật giáo dục
Tài liệu gồm 921 câu hỏi trắc nghiệm trắc nghiệm Luật giáo dục dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào quy định chi tiết Chính sách phát triển giáo dục mầm non?
A. Nhà nước
B. Bộ giáo dục và Đào tạo
C. Quốc hội
D. Chính phủ
-
Câu 2:
Theo điều 42 luật GD số 4/2009/QH12. Cơ sở giáo dục đại học gồm:
A. Trường CĐ đào tạo trình độ CĐ
B. Trường đại học đào tạo trình độ đại học
C. Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học
D. Cả A và B
-
Câu 3:
Theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, Đối tượng nào là người học của trường cao đẳng, trường đại học?
A. Trẻ em
B. Học sinh
C. Sinh viên
D. Nghiên cứu sinh
-
Câu 4:
Cho biết thẩm quyền quy định những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban?
A. Hiệu trưởng
B. Trưởng phòng GD Quận, Huyện
C. Giám đốc sở GD-ĐT
D. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
-
Câu 5:
Theo Luật Giáo dục 2019. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Cơ quan nào thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non?
A. Chính phủ
B. Sở giáo dục và Đào tạo
C. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Câu 6:
Theo điều 43 Luật GD Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được:
A. dự thi
B. bảo vệ đồ án
C. bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
D. cả a, b và c
-
Câu 7:
Theo điều 60 Luật GD trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động nào?
A. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực
B. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng
C. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Luật Giáo dục năm 2005 quy định điều lệ nhà trường có mấy nội dung chủ yếu:
A. 7
B. 6
C. 8
D. 9
-
Câu 9:
Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm gì về sách giáo khoa giáo dục phổ thông?
A. Chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định
B. Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
C. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 10:
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, trình độ chuẩn của giáo viên Trung học cơ sở:
A. Cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng
B. Cao đẳng nghề
C. Đại học
D. Trung cấp
-
Câu 11:
Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo_________ chi ngân sách giáo dục hàng năm cao hơn__________ chi ngân sách nhà nước.
A. tỷ lệ - tỷ lệ
B. tỷ lệ tăng - tỷ lệ tăng
C. chi phí - chi phí
D. tiền - tiền
-
Câu 12:
Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do tổ chức, cá nhân nào thành lập?
A. Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Chính phủ
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 13:
Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, có bao nhiêu mục tiêu của giáo dục phổ thông?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 14:
Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp nào?
A. Học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa
B. Học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số
C. Học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 15:
Học sinh không được lưu ban quá bao nhiêu lần trong một cấp học?
A. 01 lần
B. 02 lần
C. 03 lần
D. 04 lần
-
Câu 16:
Theo điều 94 Luật GD Trách nhiệm của gia đình là:
A. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập hoặc rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường
B. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ của con em
C. Người lớn tuổi có trách nhiệm GD, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả GD
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Theo điều 38 Luật giáo dục sửa đổi và bổ sung số 44/2009/QH12 có điểm mới khác với luật GD 2005 là. Luật GD 2009 là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ quan quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kĩ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt” còn Luật GD 2005 là “ . . . . . . . . . . . quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Cả a và b
-
Câu 18:
Nguyên lý của nền giáo dục?
A. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
B. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
C. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục lý thuyết kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
D. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
-
Câu 19:
Theo Luật giáo dục 2019. Phương án nào sau đây thuộc về yêu cầu phương pháp giáo dục?
A. Giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học
B. Giáo dục phải coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo
D. Tất cả các phương án
-
Câu 20:
Theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục gồm những thành phần nào?
A. Bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
B. Đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã và người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường
C. Bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 21:
Theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, Đâu là những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục?
A. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục
B. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học
C. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 22:
Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình nào dưới đây?
A. công lập, dân lập
B. công lập, tư thục.
C. công lập, dân lập và tư thục
-
Câu 23:
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 24:
Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như thế nào?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyejn quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông dân tộc bán trú; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với các trường trung cấp trực thuộc.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh; Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề.
D. Bao gồm cả A, B, C.
-
Câu 25:
Theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, Điều 69 Nhiệm vụ của nhà giáo, Đâu không phải là một nhiệm vụ của nhà giáo?
A. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục
B. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học
C. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học
D. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật
-
Câu 26:
Theo điều 108 luật GD 2009. Trong việc khuyến khích hợp tác với nước ngoài, Nhà nước tạo điều kiện cho đối tượng nào sau đây:
A. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài
B. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
C. Người nước ngoài định cư ở Việt Nam trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
D. Cả a,b đều đúng
-
Câu 27:
Trường công lập do................................................................ thành lập?
A. Nhà nước.
B. Cộng đồng dân cư cơ sở.
C. Do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.
D. Thủ tướng Chính phủ.
-
Câu 28:
Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt:
A. trình độ tiểu học.
B. trình độ trung học cơ sở.
C. trình độ trung học phổ thông.
D. trình độ giáo dục phổ cập.
-
Câu 29:
Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
A. Tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài tùy loại hình
B. Tiếng Việt, tiếng nước ngoài tùy loại hình
C. Tiếng Việt
D. Tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài, ngôn ngữ ký hiệu hoặc chữ nổi Braille tùy loại hình
-
Câu 30:
Mục tiêu của giáo dục là:
A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.