135 câu trắc nghiệm Hệ thống thông tin quản lý
Chia sẻ hơn 135+ câu trắc nghiệm môn Hệ thống thông tin quản lý có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mô tả nào sau đây thể hiện đặc trưng cơ bản của dạng chuẩn 3 (3NF):
A. Thuộc tính không phải là khóa thì phụ thuộc hàm vào toàn bộkhóa chính
B. Bảng không có 2 dòng hoàn toàn giống nhau
C. Bảng không chứa phụ thuộc hàm bắc cầu
D. Bảng không có ô dữ liệu nào mang nhiều giá trị
-
Câu 2:
Mục đích chính của việc chuẩn hóa các bảng quan hệ là:
A. Để tiết kiệm không gian lưu dữ liệu
B. Phân rã bảng quan hệ phức tạp thành các bảng nhỏ hơn để dể thao tác
C. Tránh trùng lắp dữ liệu giữa các bảng
D. Tạo ra các bảng quan hệ có cấu trúc tốt
-
Câu 3:
Trường công thức trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
A. Là trường được hệ thống tự động tính giá trị dựa trên công thức đã khai báo cho nó
B. Là trường chứa công thức của mẫu tin
C. Là trường mà giá trị của nó phải phù hợp với công thức đã khai báo
D. Là trường chứa các quy tắc kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu
-
Câu 4:
Hiệu quả sử dụng một hệ thống thông tin phụ thuộc chủ yếu và:
A. Đầu tư cho các thiết bị phần cứng
B. Thiết lập mạng máy tính có băng thông lớn (tốc độ cao)
C. Bố trí nguồn lực phù hợp với từng công việc trong hệ thống
D. Trang bị đầy đủ phần mềm cho người sửdụng
-
Câu 5:
Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất trong việc đánh giá tính khả thi của một hệ thống thông tin sẽ được xây dựng?
A. Năng lực đáp ứng các yêu cầu thay đổi
B. Năng lực hổ trợ hoàn thiện kế hoạch phát triển tổ chức
C. Ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất
D. Làm hài lòng người sử dụng hệ thống
-
Câu 6:
Phương pháp cài đặt thí điểm cục bộ là:
A. Dừng ngay hoạt động của HT cũ đưa ngay 1 phần mềm hệ thống mới vào hoạt động
B. Hai HT cũ và mới cùng hoạt động, khi nào HT mới hoàn thiện có thể thay thế hệ thống cũ thì dừng ngay HT cũ
C. Cài đặt trực tiếp 1 bộ phần của cơ quan như 1 xí nghiệp, sau một thời gian ổn định tiếp tục thực hiện cài đặt trực tiếp bộ phần tiếp theo
D. Chuyển từ HT thong tin cũ sang hệ thống thong tin mới một cách dần dần, bắt đầu từ 1 vài modul (chương trình nhỏ) sau đó mở rộng dần sang toàn bộ HT mới
-
Câu 7:
Các phương pháp cài đặt gồm có:
A. 2 phương pháp
B. 3 phương pháp
C. 4 phương pháp
D. 5 phương pháp
-
Câu 8:
Khối công việc của quá trình cài đặt và khai thác HTTT là:
A. Chuyển đổi về mặt con người
B. Chuyển đổi về mặt kỹ thuật và chuyển đổi về mặt con người, chuyển đổi phương thức làm việc
C. Chuyển đổi về mặt kỹ thuật
D. Chuyển đổi về mặt kỹ thuật và chuyển đổi về mặt con người
-
Câu 9:
Khi thiết kế vật lý trong, để tiếp cận dữ liệu nhanh chóng và có hiệu quả dung phương pháp:
A. Chỉ số hóa các tệp
B. Chỉ số hóa các tệp hoặc thêm các dữ liệu hỗ trợ
C. Thêm các dữ liệu hỗ trợ
D. Liên kết các bảng dữ liệu
-
Câu 10:
Khi thiết kế trang in dữ liệu trên giấy có thể:
A. In theo biểu có sự phân nhóm
B. In theo bảng, biểu, bảng cóa sự phân nhóm
C. In theo biểu, bảng, hàng, cột
D. In theo hàng cột
-
Câu 11:
Vật mang tin gồm có:
A. Màn hình, tiếng nói, vật mang tin từ tính hoặc quang tính
B. Màn hình, tiếng nói
C. Giấy, màn hình, tiếng nói, vật mang tin từ tính hoặc quang tính
D. Giấy, màn hình, tiếng nói, vật mang tin từ tính hoặc quang tính, địa từ, truyền thong, sách, báo
-
Câu 12:
Nhiệm vụ của thiết kế thông tin đầu ra:
A. Chọn vật mang tin
B. Sắp đặt các thông tin trên đầu ra
C. Chọn vật mang tin và sắp đặt các thong tin trên đầu ra
D. Lựa chọn phương tiện truyền tin
-
Câu 13:
Quy tắc thiết kế khuôn dạng cho thong tin nhập chú ý:
A. Nhập các thong tin có thể tính toán hoặc truy tìm được
B. Không nhập các thong tin có thể tính toán hoặc truy tìm được
C. Có thể có hoặc không nhập các thong tin có thể tính toán hoặc truy tìm được
D. Nhập các thong tin có thể tính toán
-
Câu 14:
Mục tiêu của phân tích vật lý ngoài là:
A. Thiết kế giao diện vào ra, các tương tác với phần tin học hóa, các thủ tục thủ công
B. Thiết kế giao diện vào ra
C. Thiết kế các tương tác với phần tin học hóa
D. Thiết kế các thủ tục
-
Câu 15:
Để đánh giá các phương án của giải pháp trong bước đề xuất các phương án của giải pháp ta có thể dùng phương pháp:
A. Phân tích chi phí/ lợi ích
B. Phân tích chi phí/ lợi ích hoặc phân tích đa tiêu chuẩn
C. Phân tích đa tiêu chuẩn
D. Phân tích chi phí và phân tích lợi ích
-
Câu 16:
Các ràng buộc về tin học khi đề xuất các phương án của giải pháp là:
A. Nguồn nhân lực phần cứng, phần mềm
B. Phần mềm, nguồn nhân lực
C. Nguồn nhân lực, phần cứng, phần mềm, tài chính
D. Phần cứng, phần mềm, tài chính
-
Câu 17:
Mục tiêu của bước đề xuất các phương án giải pháp:
A. Đánh giá các chi phí của mỗi phương án
B. Đánh giá các chi phí của mỗi phương án, từ đó có những kiến nghị cụ thể
C. Đánh giá các lợi ích mỗi phương án
D. Đánh giá các chi phí và lợi ích mỗi phương án, từ đó có những kiến nghị cụ thể
-
Câu 18:
Cho sơ đồ khái niệm dữ liệu:
Chuyển sơ đồ khái niệm sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu ta có:
A. Giáo viên (Số hiệu giáo viên,…) Giảng dạy (Số hiệu giáo viên, Số hiệu lớp,…) Lớp (Số hiệu lớp,…)
B. Giáo viên (Số hiệu giáo viên,…) Lớp (Số hiệu lớp, Số hiệu giáo viên,…)
C. Giáo viên (Số hiệu giáo viên,…) Giảng dạy (Số hiệu giáo viên…Số hiệu lớp) Lớp (Số hiệu lớp,…)
D. Giáo viên (Số liệu giáo viên, Số hiệu lớp…) Giảng viên (Số hiệu giảng viên, Số hiệu lớp…) Lớp (Số hiệu lớp…)
-
Câu 19:
Cho sơ đồ khái niệm dữ liệu sau:
Chuyển sơ đồ khái niệm sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu ta có:
A. Bí thư (SH Bí thư, SH Chi Đoàn,…) Chi Đoàn (SH Chi Đoàn,…)
B. Bí thư (SH Bí thư,…) Chi Đoàn (SH Chi Đoàn,…)
C. Bí thư (SH Bí thư, SH Chi Đoàn,…) Chi Đoàn (SH Chi Đoàn,…)
D. Bí thư (SH Bí thư, SH Chi Đoàn,…) Chi Đoàn (SH Chi Đoàn…)
-
Câu 20:
Chiều của liên kết gồm:
A. 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều
B. 1 chiều, nhiều chiều
C. 1 chiều, 2 chiều
D. 1 chiều, 2 chiều, nhiều chiều
-
Câu 21:
Chọn 1 cách phát biểu đúng về Thủ quỹ:
A. “Thủ quỹ” và “thủ quỹ Lê Lan” gọi là hai thế hiện
B. “Thủ quỹ” và “thủ quỹ Lê Lan” gọi là hai thực thể
C. “Thủ quỹ” là thực thể; “thủ quỹ Lê Lan” gọi là thể hiện
D. “Thủ quỹ” là thể hiện; “thủ quỹ Lê Lan” gọi là thực thể
-
Câu 22:
Khi mô tả các tệp cơ sở dữ liệu ta phải tuân theo nguyên tắc sau:
A. Tên tệp viết in hoa, các trường liệt kê ngăn cách bởi dấu phẩy (,) để trong ô của 1 bảng gồm 1 hàng 1 cột, trường khóa không gạch chân
B. Tên tệp viết in hoa, mỗi trường để trong một ô của 1 bảng trên một hàng, gạch chân trường khóa
C. Tên tệp viết in hoa, các trường liệt kê ngăn cách bởi dấu phẩy (,) để trong ô của 1 bảng gồm 1 hàng 1 cột, trường khóa được gạch chân
D. Tên tệp viết in hoa hoặc in thường để ở giữa, các trường để trong các ô của 1 bảng trên một hàng, gạch chân trường khóa
-
Câu 23:
Chuẩn hóa mức 3NF qui định trong một danh sách mỗi thuộc tính phải:
A. Phụ thuộc hàm toàn bộ vào khóa và phụ thuộc bắc cầu
B. Phụ thuộc bắc cầu
C. Không có sự phụ thuộc bắc cầu
D. Không phụ thuộc hàm toàn bộ vào khóa và phụ thuộc bắc cầu.
-
Câu 24:
Thuộc tính thứ sinh là:
A. Là thuộc tính không được tính toán hoặc không được suy ra từ các thuộc tính khác, ký hiệu là R
B. Là thuộc tính không được tính toán hoặc không được suy ra từ các thuộc tính khác, ký hiệu S
C. Là thuộc tính được tính toán hoặc được suy ra từ các thuộc tính khác, ký hiệu là S
D. Là thuộc tính được tính toán hoặc được suy ra từ các thuộc tính khác, ký hiệu là R
-
Câu 25:
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD):
A. Bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích
B. Bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích, quan tâm tơi nơi, thời điểm, đối tượng chịu trách nhiệm xử lý
C. Không quan tâm tới nơi, thời điểm, đối tượng chịu trách nhiệm xử lý
D. Bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích, không quan tâm tơi nơi, thời điểm, đối tượng chịu trách nhiệm xử lý
-
Câu 26:
Ví dụ mã hóa dữ liệu bằng phương pháp mã hóa phân cấp:
A. Mã hóa danh sách hang hóa nhập: 1000, 1001, 1002,…
B. Mã hóa các đề mục trong sách là: 1,1.1,1.1.1,1.1.1.1,…
C. Mã hóa mã hàng là M0001, S0002,… với các chữ cái đầu là kỳ hiệu tên sản phẩm, nhóm bốn số tiếp theo là STT của sản phẩm
D. Mã hóa tiền tệ châu Âu là EURO
-
Câu 27:
Trong các phương pháp thu thập thông tin, hai phương pháp thường được các nhà phân tich sử dụng trong các dự án xây dựng HTTT là:
A. Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra
B. Phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu
C. Quan sát, sử dụng phiếu điều tra
D. Sử dụng phiếu điều tra, quan sát
-
Câu 28:
… là phương pháp sử dụng để thu thập thong tin, giúp nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ nhiều khía cạnh của tổ chức như lịch sử phát triển, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn, định mức, cấu trúc, thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên. Nội dung và hình dạng các thong tin vào ra:
A. Phỏng vấn
B. Nghiên cứu tài liệu
C. Phiếu điều tra
D. Quan sát
-
Câu 29:
Mục tiêu của sơ đồ luồng thông tin:
A. Phân tích chính xác các hoạt động của hệ thống thong tin cụ thể đến chi tiết. Chỉ rõ hệ thống cần phải làm gì. Không phải làm như thế nào
B. Mô tả hệ thống thong tin theo cách thức động. Mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ bằng các sơ đồ
C. Dùng để mô tả hệ thống thong tin trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn, đích không quan tâm đến vị trí, thời điểm, đối tượng
D. Cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống
-
Câu 30:
Xây dựng các sơ đồ chức năng, sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ luồng thông tin được thực hiện ở giai đoạn:
A. Đánh giá yêu cầu
B. Phân tích chi tiết
C. Thiết kế logic
D. Thiết kế vật lý ngoài