135 câu trắc nghiệm môn Thủy khí
tracnghiem.net chia sẻ hơn 100+ câu trắc nghiệm môn Thủy khí có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều kiện để áp dụng công thức tính cột áp \(H = \frac{{{Q^2}}}{{{K^2}}}L\) là:
1. dòng chảy tầng
2. dòng chảy đều có áp
3. dòng chảy rối
4. dòng chảy rối thành trơn thủy lực
5. dòng chảy rối thành nhám thủy lực
6. đường ống dài
A. 1, 2, 6
B. 3, 5, 6
C. 2, 4, 6
D. 2, 5, 6
-
Câu 2:
Công thức \(H = \frac{{128\nu LQ}}{{g\pi {d^4}}}\) trong bài toán thủy lực đường ống đơn giản, có thể dùng để tính:
A. Tổn thất dọc đường của dòng chảy đều
B. Tổn thất dọc đường của dòng chảy tầng
C. Cột áp của dòng chảy rối
-
Câu 3:
Công thức tính tổn thất dọc đường \({h_d} = \frac{{{Q^2}}}{{{K^2}}}L\) được dùng để tính cho:
A. Chỉ cho trường hợp chảy rối thành hoàn toàn nhám
B. Cho tất cả các trường hợp chảy rối
C. Chưa có đáp án chính xác
D. Tất cả các trường hợp chảy tầng hoặc chảy rối
-
Câu 4:
Một đường ống bằng gang mới có chiều dài L = 1000m, độ chênh cột áp tĩnh H = 5m. Người ta tra được hệ số đặc trưng lưu lượng K = 340,8lit/s. Lưu lượng nước chảy trong ống bằng (lit/s):
A. 19,4
B. 24,1
C. 23,2
D. 25,8
-
Câu 5:
Một lỗ khoan trên thành của bể cách đáy h = 1,5m. Giả sử chất lỏng không có ma sát. Để đoạn tia nước phóng ra xa nhất L = 10m, thì H phải bằng:
A. 18,17 m
B. 16,67m
C. 8,50 m
D. 17,60 m
-
Câu 6:
Bể chứa dầu có cột dầu cao 4m không đổi. Vận tốc lý thuyết (bỏ qua tổn thất) của dầu chảy qua lỗ ở đây là:
A. 6,61 m/s
B. 8,86 m/s
C. 14,34 m/s
D. 11,45 m/s
-
Câu 7:
Dòng chảy qua lỗ mỏng như hình vẽ. Diện tích lỗ S = 5cm2; hệ số lưu lượng = 0,6; H = 4m. Lưu lượng chảy qua lỗ là:
A. 1,73 lit/s
B. 2,66 lit/s
C. 3,94 lit/s
D. 4,03 lit/s
-
Câu 8:
Ống có đường kính d = 150mm. Cột nước Hl = 3,5m. Tổn thất từ bể vào ống là hvô = 0,5m cột nước. Bỏ qua tổn thất dọc đường và các chỗ uốn. Cột nước H2 bằng:
A. 1,5 m
B. 2 m
C. 2,5 m
D. 3 m
-
Câu 9:
Nước chảy từ bể A kín phân nhánh sang 2 bể B và C. Biết tổn thất năng lượng trong đường ống 1: hW1 = 3m, trong đường ống 2: hW2 = 3m, áp suất chân không trong bể B bằng 6,53kPa . Áp suất dư trong bể A là:
A. 52,33 kPa
B. 58,86 kPa
C. 49,85 kPa
D. 37,91 kPa
-
Câu 10:
Đường ống dài 2L, đường kính d, nối hai bình có độ chênh H. Nước chảy tầng, bỏ qua tổn thất cục bộ. Nếu ta nối từ giữa ống 4 nhánh song song có chiều dài tương đương L, đường kính d thì khi đó lưu lượng nước chảy trong ống sẽ tăng lên:
A. 1,6 lần
B. 1,5 lần
C. 3 lần
D. 2,66 lần
-
Câu 11:
Một đường ống bằng gang mới có chiều dài L = 2500m, độ chênh cột áp tĩnh H = 30m. Lưu lượng nước chảy trong ống Q= 250 lit/s. Hệ số đặc trưng lưu lượng K (m3/s):
A. 3,245
B. 2,502
C. 2,282
D. 2,722
-
Câu 12:
Ba bình hình trụ có kích thước bằng nhau và chứa chất lỏng với độ cao H như nhau (Bình 1: dầu; 2: nước; 3: thủy ngân), bỏ qua ma sát, so sánh thời gian T để tháo hết chất lỏng qua lỗ nhỏ có cùng đường kính bằng D ở dưới đáy bình, ta có:
A. T1 < T2 < T3
B. T1 > T2 > T3
C. T1 = T2 = T3
D. Chưa có cơ sở để so sánh
-
Câu 13:
Nước chảy trong hệ thống đường ống, vận tốc v tính bằng công thức:
A. \({v_1} = {v_3}{\left( {\frac{{{d_3}}}{{{d_1}}}} \right)^2} - {Q_2}\frac{{\pi d_1^2}}{4}\)
B. \({v_1} = \frac{{4{Q_2}}}{{\pi d_1^2}} + {v_3}{\left( {\frac{{{d_3}}}{{{d_1}}}} \right)^2}\)
C. \({v_1} = {v_3}{\left( {\frac{{{d_3}}}{{{d_1}}}} \right)^2} - \frac{{4{Q_2}}}{{\pi d_1^2}}\)
D. \({v_1} = {Q_2} + {v_3}{\left( {\frac{{{d_3}}}{{{d_1}}}} \right)^2}\)
-
Câu 14:
Nước chảy từ bể qua mạng lưới ống dẫn như hình vẽ, lưu lượng nước lấy ra khỏi các điểm B, C, D, E, F là q. Lưu lượng nước chảy trong ống BD là:
A. 2q
B. 3q
C. 4q
D. 5q
-
Câu 15:
Ba bồn chứa nối với nhau như hình vẽ, mực nước trong bồn I cao hơn bồn II và mực nước bồn II cao hơn bồn III. Dòng chảy trong ống sẽ là:
A. Bồn I chảy về 0, 0 chảy về bồn II
B. Bồn I chảy về 0, bồn II chảy về 0
C. Bồn II chảy về 0, 0 chảy về bồn III
D. Chưa đủ cơ sở để xác định