230 câu hỏi trắc nghiệm Kiểm toán căn bản
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 230 câu hỏi trắc nghiệm Kiểm toán căn bản, bao gồm các kiến thức tổng quan về Tổng quan về kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính, quy trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, tìm kiếm bằng chứng kiểm toán, kiểm toán chu kỳ doanh thu,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nội dung nào trong các nội dung sau đây không thuộc nội dung của kế hoạch thu thập tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Môi trường, bản chất hoạt động kinh doanh.
B. Môi trường kiểm soát.
C. Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh.
D. Sự hình thành các luồng tiền trong kỳ.
-
Câu 2:
Báo cáo ngoại trừ thuộc dạng của báo cáo:
A. Chấp nhận toàn bộ.
B. Chấp nhận từng phần.
C. Từ chối.
D. Trái ngược.
-
Câu 3:
Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc nội dung kế hoạch tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp?
A. Môi trường bản chất hoạt động kinh doanh.
B. Môi trường hệ thống thông tin, hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
C. Môi trường kiểm soát.
D. Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
-
Câu 4:
Nội dung phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ không bao gồm nội dung nào trong các nội dung dưới đây?
A. Xây dựng kế hoạch kiểm toán cho các bộ phận.
B. Thu thập các thông tin có liên quan khác.
C. Đánh giá tính trọng yếu của từng bộ phận.
D. Tất cả câu trên
-
Câu 5:
Nội dung nào trong các nội dung sau đây không thuộc kiểm toán chi tiết?
A. Xúc tiến ký hợp đồng kiểm toán.
B. Mục tiêu kiểm toán từng bộ phận.
C. Đánh giá tính trọng yếu của từng bộ phận.
D. Các công việc vụ thể phải tiến hành.
-
Câu 6:
Trong các công việc cụ thể sau đây phải tiến hành kiểm toán chi tiết, công việc nào không thuộc phạm vi này?
A. Kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán.
B. Kiểm kê đối chiếu công nợ, hợp đồng với khách hàng.
C. Xúc tiến ký hợp đồng kiểm toán.
D. Tính toán phân tích đánh giá.
-
Câu 7:
Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không phải nội dung của kế hoạch kiểm toán chi tiết?
A. Dự trù kinh phí trên cơ sở nội dung, thời gian của từng bộ phận.
B. Phân công trách nhiệm cho kiểm toán viên.
C. Lập trình tự thời gian tiến hành từng công việc.
D. Xây dựng kế hoạch kiểm toán cho từng bộ phận.
-
Câu 8:
Nội dung nào trong số các nội dung sau đây không thuộc nội dung nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ?
A. Tìm hiểu hệ thông kế toán, sự thay đổi của hệ thống đó.
B. Kiểm tra đối chiếu chứng từ sổ sách kế toán.
C. Kiểm tra việc tuân thủ thực hiện các quy định trong việc ghi chép kế toán.
D. Tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
-
Câu 9:
Khi tiến hành kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính và phân tích, đánh giá bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đánh giá, trình bày các ý kiến nhận xét của mình theo các nội dung nào?
A. Tính hợp pháp của các thông tin, báo cáo tài chính so với yêu cầu luật pháp và hệ thống kiểm toán hiện hành
B. Tính hợp lý của hệ thống kế toán và sự nhất quán trong việc áp dụng phương pháp kế toán, trình bày thông tin
C. Khái quát thực trạng tài chính và mức độ trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 10:
Để kết thúc (hoàn thành) công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành giải quyết công việc nào?
A. Lập báo cáo tài chính
B. Hoàn thành hồ sơ kiểm toán
C. Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
D. Tất cả các công việc nói trên
-
Câu 11:
Trong các công việc dưới đây, công việc nào không thuộc công việc cần giải quyết khi kiểm toán viên kết thúc công việc kiểm toán?
A. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách kiểm toán
B. Lập báo cáo kiểm toán
C. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
D. Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán
-
Câu 12:
Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính cần đảm bảo các nội dung chủ yếu nào?
A. Tiêu đề báo cáo “báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính”
B. Tên địa chỉ của công ty kiểm toán
C. Tên địa chỉ và xác định báo cáo tài chính được kiểm toán
D. Tất cả các nội dung nói trên.
-
Câu 13:
Các nội dung nào trong các nội dung sau phải được phản ánh trong báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính?
A. Các thông lệ, chuẩn mực kiểm toán được áp dụng
B. Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về báo cáo tài chính
C. Ngày và chữ ký của kiểm toán viên
D. Tất cả các nội dung nói trên.
-
Câu 14:
Các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán bao gồm ý kiến nào là chủ yếu?
A. Ý kiến chấp nhận toàn bộ
B. Ý kiến chấp nhận từng bộ phận
C. Ý kiến từ chối và ý kiến trái ngược
D. Tất cả các ý kiến trên trên
-
Câu 15:
Trong các loại báo cáo sau, báo cáo nào không thược báo cáo kiểm toán?
A. Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Báo cáo chấp nhận từng phần
D. Báo cáo từ chối và báo cáo trái ngược
-
Câu 16:
Hồ sơ của kiểm toán giao cho khách hàng thường bao gồm hồ sơ nào?
A. Báo cáo kiểm toán
B. Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán
C. Thư gửi ban giám đốc, hội đồng quản trị và các phụ lục kèm theo
D. Tất cả các hồ sơ nói trên
-
Câu 17:
Trong các hồ sơ sau, hồ sơ nào không thuộc hồ sơ kiểm toán giao cho khách hàng?
A. Hợp đồng kiểm toán
B. Báo cáo kiểm toán
C. Các báo cáo đã được kiểm toán
D. Thư gửi ban giám đốc, hội đồng quản trị và các phụ lục kèm theo
-
Câu 18:
Hồ sơ công ty kiểm toán cần lưu giữ bao gồm những hồ sơ nào?
A. Thư mời, thư hẹn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán
B. Hợp đồng kiểm toán và các giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp
C. Báo cáo kiểm toán và các tài liệu làm bằng chứng kiểm toán, các ghi chép của kiểm toán viên
D. Tất cả các hồ sơ nói trên
-
Câu 19:
Hồ sơ nào trong các hồ sơ sau không thuộc hồ sơ lưu giữ của công ty kiểm toán?
A. Thư mời, thư hẹn và kế hoạch kiểm toán
B. Hợp đồng kiểm toán, các giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp
C. Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán
D. Báo cáo kiểm toán các tài liệu làm bằng chứng kiểm toán và các ghi chép của các kiểm toán viên
-
Câu 20:
Sau khi đã lập báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên công ty kiểm toán cần giải quyết các sự kiện nào có thể phát sinh?
A. Kiểm tra chất lượng của công tác kiểm toán
B. Sửa chữa lại báo cáo kiểm toán và các ý kiến nhận xét do sơ xuất của kiểm toán viên
C. Tiến hành hoạt động kiểm toán lại do trước đó đã từ chối không tiến hành kiểm toán
D. Tất cả các sự kiện nói trên
-
Câu 21:
Sự kiện (công việc) nào trong các sự kiện sau phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán không thuộc thẩm quyền giải quyết của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán?
A. Kiểm tra chất lượng của công tác kiểm toán
B. Sửa chữa lại báo cáo tài chính
C. Sửa chữa lại báo cáo kiểm toán và ý kiến nhận xét do sự sơ xuất của kiểm toán viên
D. Tiến hành hoạt động kiểm toán lại do trước đó đã từ chối không tiến hành kiểm toán
-
Câu 22:
Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp?
A. Chọn mẫu phi xác xuất
B. Chọn mẫu ngẫu nhiên
C. Chọn mẫu theo hệ thống
D. Chọn mẫu theo sự xét đoán
-
Câu 23:
Dựa vào phép duy vật biện chứng kiểm toán đã hình thành phương pháp khách quan chung để nghiên cứu các đối tượng theo một trình tự logic nào?
A. Nêu giả thuyết và trình bày các giả thuyết
B. Xác định nội dung, phạm vi kiểm toán
C. Nêu ý kiến nhận xét
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 24:
Nếu khả năng của mọi phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau thì đó là cách chọn?
A. Hệ thống
B. Phi xác xuất
C. Ngẫu nhiên
D. Theo khối
-
Câu 25:
Để kiểm toán các số liệu trên các chứng từ (tài khoản sổ kiểm toán, báo cáo kiểm toán) kiểm toán thường sử dụng phương pháp kỹ thuật nào?
A. Kiểm tra đối chiếu
B. So sánh cân đối
C. Tính toán phân tích
D. Tất cả các câu trên