600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E có đáp án 2020
Bộ 600 câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ô tô có đáp án năm 2020 tổng hợp các câu hỏi ôn thi bằng lái xe giúp các bạn vượt qua kì sát hạch bằng lái một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/22 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm.
B. Không bị nghiêm cấm khi rất vội.
C. Bị nghiêm cấm.
D. Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp.
-
Câu 2:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A. Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể.
B. Không được mang, vác.
C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
D. Được mang, vác tùy theo sức khỏe của bản thân.
-
Câu 3:
Người có giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào dưới đây?
A. Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
B. Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
C. Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
-
Câu 4:
Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
D. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn.
-
Câu 5:
Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
A. Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải sử dụng còi báo hiệu để người lái xe khác biết.
B. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
C. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải đặt các chướng ngại vật trên đường để yêu cầu người lái xe khác giảm tốc độ để bảo đảm an toàn.
-
Câu 6:
Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?
A. Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
B. Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
C. Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua.
-
Câu 7:
Khi tham gia giao thông trên đoạn đường không có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ từ trên 80 km/h đến 100 km/h, người lái xe phải giữ khoảng cách an toàn với xe đang chạy liền trước tối thiểu là bao nhiêu?
A. 35 m.
B. 55 m.
C. 70 m.
-
Câu 8:
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thực hiện như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
B. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban ngày.
C. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban đêm.
-
Câu 9:
Người kinh doanh vận tải hành khách có những quyền hạn nào dưới đây?
A. Tự ý thay đổi vị trí đón, trả khách theo hợp đồng vận chuyển hoặc đón thêm người ngoài danh sách hành khách đã ký.
B. Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến, rời vị trí đón trả khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
C. Cả ý 1 và ý 2.
-
Câu 10:
Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở là chất lỏng?
A. Hình 1
B. Hình 2
-
Câu 11:
Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
B. Bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
C. Cả ý 1 và ý 2.
-
Câu 12:
Khi điều khiển xe ô tô tự đổ, người lái xe cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
A. Khi chạy trên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch “ben”; khi chạy vào đường vòng, cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp.
B. Khi chạy trên đường quốc lộ, đường bằng phẳng không cần hạ hết thùng xe xuống.
C. Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó mới điều khiển cơ cấu nâng “ben” để đổ hàng, đổ xong hàng mới hạ thùng xuống.
D. Cả ý 1 và ý 3.
-
Câu 13:
Người ngồi trên xe ô tô cần thực hiện những thao tác mở cửa như thế nào dưới đây để xuống xe một cách an toàn?
A. Quan sát gương chiếu hậu hoặc xoay người quan sát phía trước và phía sau để phát hiện các phương tiện đang di chuyển tới gần, khi đủ điều kiện an toàn, dùng tay cách xa cửa hơn mở hé cửa, sau đó mở ở mức cần thiết để xuống xe.
B. Quan sát tình hình giao thông phía trước, không cần quan sát phía sau và bên mở cửa; mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô.
-
Câu 14:
Công dụng của hệ thống bôi trơn đối với động cơ ô tô?
A. Cung cấp một lượng dầu bôi trơn đủ và sạch dưới áp suất nhất định đi bôi trơn cho các chi tiết của động cơ để giảm ma sát, giảm mài mòn, làm kín, làm sạch, làm mát và chống gỉ.
B. Cung cấp một lượng nhiên liệu đầy đủ và sạch để cho động cơ ô tô hoạt động.
C. Cả ý 1 và ý 2.
-
Câu 15:
Túi khí được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
A. Giữ chặt người lái và hành khách trên ghế ngồi khi xe ô tô đột ngột dừng lại.
B. Giảm khả năng va đập của một số bộ phận cơ thể quan trọng với các vật thể trong xe.
C. Hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.
D. Cả ý 2 và ý 3.
-
Câu 16:
Biển nào cấm xe rẽ trái?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Cả hai biển.
-
Câu 17:
Gặp biển nào xe xích lô được phép đi vào?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 1 và biển 2.
-
Câu 18:
Biển nào xe mô tô hai bánh không được đi vào?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
-
Câu 19:
Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
A. Biển 1.
B. Biển 1 và 3.
C. Biển 3.
D. Cả ba biển.
-
Câu 20:
Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường ưu tiên”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Cả ba biển.
-
Câu 21:
Biển nào sau đây là biển “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 1 và Biển 2.
-
Câu 22:
Biển báo này có ý nghĩa gì?
A. Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường.
B. Để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm.
C. Để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi băng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
-
Câu 23:
Biển nào cho phép được quay đầu xe đi theo hướng ngược lại khi đặt biển trước ngã ba, ngã tư?
A. Biển 1
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Không biển nào.
-
Câu 24:
Biển số 1 có ý nghĩa gì?
A. Đi thẳng hoặc rẽ trái trên cầu vượt.
B. Đi thẳng hoặc rẽ phải trên cầu vượt.
C. Báo hiệu cầu vượt liên thông.
-
Câu 25:
Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường)?
A. Vạch 1.
B. Vạch 2.
C. Vạch 3.
D. Vạch 1 và 3.
-
Câu 26:
Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
A. Xe công an.
B. Xe chữa cháy.
-
Câu 27:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
A. Xe khách.
B. Xe tải.
-
Câu 28:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe khách và xe tải, xe con.
B. Xe tải, xe khách, xe con.
C. Xe con, xe khách, xe tải.
-
Câu 29:
Khi muốn vượt xe tải, người lái xe phải làm gì là đúng quy tắc giao thông?
A. Tăng tốc cho xe chạy vượt qua.
B. Bật tín hiệu báo hiệu bằng đèn hoặc còi, khi đủ điều kiện an toàn, tăng tốc cho xe chạy vượt qua.
C. Đánh lái sang làn bên trái và tăng tốc cho xe chạy vượt qua
-
Câu 30:
Xe của bạn được đi theo hướng nào trong trường hợp này?
A. Đi thẳng hoặc rẽ trái.
B. Đi thẳng hoặc rẽ phải.
C. Rẽ trái.
D. Đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái
-
Câu 31:
Xe nào được đi trước trong trường hợp này?
A. Xe con.
B. Xe của bạn.
-
Câu 32:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
A. Xe đi ngược chiều.
B. Xe của bạn.
-
Câu 33:
Để điều khiển xe rẽ trái, bạn chọn hướng đi nào dưới đây?
A. Hướng 1.
B. Hướng 2.
C. Cả 02 hướng đều được.
-
Câu 34:
Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
B. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
C. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách.
-
Câu 35:
Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?
A. Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.
B. Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
C. Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.
D. Đèn chiếu gần (đèn cốt).