Cho biết mỗi gen nằm trên một cặp NST, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đơn, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F1 gồm 63% cây hoa kép quả ngọt: 12% cây hoa kép quả chua: 21% cây hoa đơn quả ngọt: 4% cây hoa đơn, quả chua.
Cho các phát biểu sau:
I. Tần số alen A bằng tần số alen a.
II. Tần số alen b = 0,6.
III. Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
IV. Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả chua chiếm tỉ lệ 4/49.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai+ Đây là dạng bài di truyền quần thể giao phối với 2 cặp gen phân li độc lập, ở bài này chúng ta áp dụng di truyền quần thể với từng cặp gen sau đó kết hợp lại.
+ Ở F1 xét tính trạng hoa có: 75% hoa kép : 25 % hoa đơn → aa = 0,25
→ tần số alen \(a = \sqrt {0,25} = 0,5 \to \) Tần số alen A = 0,5
→ Thành phần kiểu gen của F1: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
+ Ở F1 xét tính trạng quả có: 84% quả ngọt: 16% quả chua → bb = 0,16
→ tần số alen \(b = \sqrt {0,16} = 0,4 \to \) Tần số alen B = 0,6
→ Thành phần kiểu gen của F1: 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb
→ Ý I đúng, ý II sai
+ Hoa đơn, quả ngọt ở F1 (aaB-) = 0,25 × 0,84 = 0,21
aaBb = 0,25 × 0,48 = 0,12
→ Trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ
= 0,12 : 0,21 = 4/7 → Ý III sai
+ Đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên:
→ (3/7 aaBB : 4/7 aaBb) × (3/7 aaBB : 4/7 aaBb)
Để đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả chua thì phải là phép lai aaBb × aaBb
→ Xác suất xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả chua của phép lai này là:
4/7 × 4/7 × 1/4 (aabb) = 4/49 → Ý IV đúng.