Gen m là gen lặn quy định bệnh mù màu, d là gen lặn quy định bệnh teo cơ (M và D là 2 gen trội tương ứng với tính trạng không mang bệnh). Các gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một con trai bị bệnh mù màu, nhưng không bị bệnh teo cơ. Cho biết không có đột biến mới phát sinh và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Kiểu gen của cơ thể mẹ có thể là 1 trong 3 kiểu gen \(X_D^MX_D^M,X_D^MX_D^m,X_D^MX_d^M\).
II. Cặp vợ chồng trên có thể sinh con trai mắc cả 2 bệnh.
III. Trong tất cả các trường hợp, con gái sinh ra đều có kiểu hình bình thường.
IV. Cặp vợ chồng trên không thể sinh con trai bình thường, nếu kiểu gen của cơ thể mẹ là: \(X_d^MX_D^m\)
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai+ Người chồng bình thường có kiểu gen \(X_D^MY\)
+ Con trai bị bệnh mù màu, nhưng không bị bệnh teo cơ có kiểu gen \(X_D^mY\), con trai nhận \(X_D^m\).
→ Mẹ bình thường có kiểu gen \(X_D^MX_D^m\) hoặc \(X_d^MX_D^m\) → Ý I sai
+ Muốn con trai sinh ra mắc cả 2 bệnh thì mẹ phải cho giao tử \(X_d^m\) → mẹ không thể cho giao tử này → Ý II sai
+ Bố bình thường luôn cho giao tử \(X_D^M\) truyền cho con gái → con gái luôn có kiểu hình bình thường → Ý III đúng
+ Nếu mẹ có kiểu gen \(X_d^MX_D^m\) → con trai sinh ra luôn mắc 1 trong 2 bệnh → Ý IV đúng.