Một gen không phân mảnh dài 198,9 nm trong đó số nucleotide loại G chiếm 40%. Xử lý đột biến gen nói trên tạo alen đột biến, ký hiệu là Mt. Biết rằng alen Mt nếu được dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polypeptide ngắn hơn so với gen gốc là 1 axit amin do mARN ngắn hơn 1 codon. Tách alen Mt và tiến hành tự sao invitro (trong ống nghiệm) 3 lần thì nhu cầu của alen Mt với bazơ A thấp hơn so với gen gốc 14 phân tử. Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình tái bản của alen Mt là:
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai\(L = 198,9nm = 1989\mathop A\limits^ \circ \to N = 2L:3,4 = 1170\), mà \(G = 40\% \to G = X = 468\) và A=T=117. mARN mất 1 codon nên gen mất 3 cặp nucleotide trong một codon. Alen đột biến Mt tự sao 3 lần thì nhu cầu A sử dụng ít hơn là 14, do vậy số \({A_{{\rm{khô ng dùng}}}} = \left( {{2^3} - 1} \right).{A_{{\rm{mất}}}} = 14 \to {A_{{\rm{mất}}}} = 2 = {T_{{\rm{mất}}}}\) \( \to {G_{{\rm{mất}}}} = {X_{{\rm{mất}}}} = 1 \to\) alen Mt có A=T=115 và G=X=467. Số liên kết hydro của alen này \(H = 2A + 3G = 1631\).
Tổng số liên kết hydro bị phá hủy \(= \left( {{2^3} - 1} \right).H = 11417\).
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Trường THPT Nguyễn Văn Linh lần 2