Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ |
Cấu trúc di truyền |
P |
0,50AA - 0,30Aa - 0,20aa = 1. |
F1 | 0,45AA - 0,25Aa - 0,30aa = 1. |
F2 | 0,40AA - 0,20Aa - 0,40aa = 1. |
F3 | 0,30AA – 0,l5Aa - 0,55aa = 1. |
F4 | 0,15AA - 0.l0Aa - 0,75aa = 1. |
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gen) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số alen của quần thể.
Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau:
P: 0,50AA + 0,30 Aa + 0,20 aa = 1 Tần số A = 0,65
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 Tần số A = 0,575
F2: 0,40aa + 0,20Aa + 0,40aa = 1 Tần số A = 0,5
F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 Tần số A = 0,425
F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 Tần số A = 0,2
Như vậy, chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A.
Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là chọn lọc đang chống lại alen trội (đào thải kiểu hình trội).
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 21